Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu miền công tác của các photodiode trong hệ thống thông tin quang tốc độ cao (Trang 74 - 78)

I T0 = M HT PT0, T = M HT PT (3-34)Td

Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận

1. Kết luận

Khi truyền dẫn tín hiệu có tốc độ cao hay băng tần rộng, thì quá trình biến đổi quang-điện của các Photodiode (PIN-Photodiode, APD) không tuân theo đặc tuyến tĩnh của nó nữa, mà là hàm số của tần số (đó chính là quá trình biến đổi động của các Photodiode). Khi tốc độ truyền dẫn càng lớn và do đó tần số truyền dẫn của hệ thống càng cao, thì ảnh hưởng của quá trình biến đổi động của các Photodiode đến chất lượng truyền dẫn càng lớn.

Để hệ thống bảo đảm tỷ số tín hiệu trên nhiễu (đối với truyền dẫn analog) lớn hơn một giá trị cho trước hoặc BER (đối với truyền dẫn số) nhỏ hơn một giá trị cho trước, trước hết các phần tử thu quang trong hệ thống phải bảo đảm tỷ số tín hiệu trên nhiễu (đối với truyền dẫn analog) lớn hơn một giá trị cho trước hoặc BER (đối với truyền dẫn số) nhỏ hơn một giá trị cho trước.

Khi truyền dẫn tín hiệu có tốc độ cao hay băng tần rộng, thì tỷ số tín hiệu trên nhiễu (đối với truyền dẫn analog) hoặc BER (đối với truyền dẫn số) của các Photodiode không chỉ là hàm số của các tham số cấu trúc mà còn là hàm số của các tham số tín hiệu truyền dẫn tại đầu vào các Photodiode (biên độ và tần số/tốc độ bit của ánh sáng tới).

Vì vậy, việc xem xét điều kiện của tín hiệu truyền dẫn tại đầu vào các Photodiode khi hoạt động ở vùng tốc độ cao hay băng tần rộng để tỷ số tín hiệu trên nhiễu của nó (đối với truyền dẫn analog) lớn hơn một giá trị cho trước hoặc BER (đối với truyền dẫn số) nhỏ hơn một giá trị cho trước, tức là giải bài toán xác định miền công tác của các Photodiode trong hệ thống thông tin quang tốc độ cao, là cần thiết.

Để đạt được mục tiêu đó, đề tài đã thực hiện được các nội dung chính sau:

Nghiên cứu các phần tử biến đối quang điện trong hệ thống thông tin quang

Xây dựng mô hình toán học của các photodiode hoạt động ở tốc độ cao

Xác định các tham số truyền dẫn của các photodiode hoạt động ở tốc độ cao

Xây dựng được các biểu thức xác định miền công tác của các photodiode hoạt động ở vùng tần số cao cho 2 trường hợp truyền dẫn analog và truyền dẫn số

Xây dựng được chương trình phần mềm xác định miền công tác của các photodiode hoạt động ở tốc độ cao

Kết quả đề tài có ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn cao:

Về mặt lý thuyết, đề tài đã đề xuất được các công thức mới về S/N của các photodiode trong các hệ thống thông tin quang tốc độ cao và khái niệm mới về độ nhậy thu của các photodiode.

Về S/N của các photodiode trong các hệ thống thông tin quang tốc độ cao, trước đây người ta đưa ra các công thức xác định S/N của các photodiode trong các hệ thống thông tin quang chỉ là hàm số của các tham số cấu trúc, công suất của các nguồn nhiễu của photodiode và công suất ánh sáng tới photodiode. Còn đề tài đã xây dựng được các công thức xác định S/N của các photodiode trong các hệ thống thông tin quang tốc độ cao không chỉ là hàm số của các tham số cấu trúc, công suất của các nguồn nhiễu của photodiode và công suất ánh sáng tới photodiode, mà còn là hàm số của tần số hay tốc độ bit.

Về độ nhậy thu của các photodiode, trước đây người ta xác định độ nhậy thu của các photodiode trong các hệ thống thông tin quang chỉ là giá trị nhỏ nhất của công suất ánh sáng tới photodiode. Còn đề tài đã xây dựng được độ nhậy thu của các photodiode trong các hệ thống thông tin quang tốc độ cao là hàm số của các tham số cấu trúc, công suất của các nguồn nhiễu của photodiode và công suất ánh sáng tới photodiode, và là hàm số của tần số hay tốc độ bit. Từ các công thức này ta đưa ra khái niệm đường cong độ nhậy thu

của các photodiode trong các hệ thống thông tin quang hay khái niệm mới “Miền xác định của các photodiode” thay cho khoảng xác định của photodiode như trước đây.

Về mặt thực tiễn, đề tài đã cung cấp các sở cứ khoa học để tính toán thiết kế hiệu quả các các tuyến thông tin quang trên cơ sở nhu cầu sử dụng tốc độ truyền dẫn hay cự ly truyền dẫn mong muốn. Đồng thời, đề tài còn cung cấp các sở cứ khoa học để tính toán sử dụng hiệu quả các các hệ thống thông tin quang hiện có trên cơ sở nhu cầu sử dụng tốc độ truyền dẫn hay cự ly truyền dẫn mong muốn.

Tóm lại đề tài đã hoàn thành được mục tiêu, nội dung và kết quả của đề cương khoa học đã đăng ký

2. Kiến nghị

Về mặt lý thuyết, đề tài đã đề xuất được các công thức mới về S/N của các photodiode trong các hệ thống thông tin quang tốc độ cao và khái niệm mới về độ nhậy thu của các photodiode.

Về mặt thực tiễn, nhóm thực hiện đề tài xin kiến nghị có thể áp dụng kết quả đề tài trong các lĩnh vực:

Chế tạo linh kiện thu cho các hệ thống thông tin quang tốc độ cao

Tính toán thiết kế hiệu quả các các tuyến thông tin quang trên cơ sở nhu cầu sử dụng tốc độ truyền dẫn hay cự ly truyền dẫn cho các nhà thiết kế.

Tính toán sử dụng hiệu quả các các hệ thống thông tin quang hiện có trên cơ sở nhu cầu sử dụng tốc độ truyền dẫn hay cự ly truyền dẫn mong muốn cho các nhà khai thác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu miền công tác của các photodiode trong hệ thống thông tin quang tốc độ cao (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w