Hầu hết các máy tính cá nhân hiện nay đều đƣợc trang bị ít nhất là 1 cổng Com hay cổng nối tiếp RS232. Số lƣợng cổng Com có thể lên tới 4 tùy từng loại main máy tính. Khi đó các cổng Com đó đƣợc đánh dấu là Com 1, Com 2, Com 3...Trên đó có 2 loại đầu nối đƣợc sử dụng cho cổng nối tiếp RS232 loại 9 chân (DB9) hoặc 25 chân (DB25). Tuy hai loại đầu nối này có cùng song song nhƣng hai loại đầu nối này đƣợc phân biệt bởi cổng đực (DB9) và cổng cái (DB25).
Hình 4.1 Kí hiệu chân và hình dạng của cổng COM DB9
Chức năng của các chân nhƣ sau:
Chân 1: Data Carrier Detect (DCD): Phát tín hiệu mang dữ liệu.
Chân 2: Receive Data (RxD): Nhận dữ liệu.
Chân 3: Transmit Data (TxD): Truyền dữ liệu.
Chân 4: Data Termial Ready (DTR) : Đầu cuối dữ liệu sẵn sàng đƣợc kích hoạt bởi bộ phận khi muốn truyền dữ liệu.
Chân 5: Singal Ground ( SG) : Mass của tín hiệu.
Chân 6: Data Set Ready (DSR) : Dữ liệu sẵn sàng, đƣợc kích hoạt bởi bộ truyền khi nó sẵn sàng nhận dữ liệu.
Chân 7: Request to Send : yêu cầu gửi, bô truyền đặt đƣờng này lên mức hoạt động khi sẵn sàng truyền dữ liệu.
Chân 8: Clear To Send (CTS) : Xóa để gửi , bô nhận đặt đƣờng này lên mức kích hoạt động để thông báo cho bộ truyền là nó sẵn sàng nhận tín hiệu.
Chân 9: Ring Indicate (RI) : Báo chuông cho biết là bộ nhận đang nhận tín hiệu rung chuông.
Còn DB25 bây giờ hầu hết các main mới ra đều không có cổng này nữa. Nên tôi không đề cập đến ở đây.