. Quá trình thực hiện hòa
3. 5 ĐIỀU CHỈNH CÔNG SUẤT CỦA MÁY PHÁT 5 1 Điều chỉnh công suất tác dụng
3. 5. 1. Điều chỉnh công suất tác dụng
Thực chất việc điều chỉnh công suất tác dụng chính là điều chỉnh lượng công suất hơi đưa vào tuabin máy phát. Vì máy phát làm việc trong lưới cứng nên việc điều chỉnh công suất hơi không làm thay đổi điện áp hay tần số của lưới
Do hệ thống có công suất vô cùng lớn nên U = const, f = const. Nếu giữ i
t = const thì E = const và quan hệ P = f (θ)
Ở chế độ làm việc xác lập, công suất tác dụng P của máy phát ứng với góc tải θ nhất định phải cân bằng với công suất cơ đưa vào trục máy để làm quay máy phát điện.
Đường biểu diễn công suất cơ của động cơ sơ cấp được biểu thị bằng đường thẳng song song với trục hoành, cắt đường đặc tính góc ở điểm A trên hình 3. 10
Như vậy, muốn điều chỉnh công suất tác dụng P của máy phát thì phải thay đổi góc θ, nghĩa là thay đổi giao điểm A bằng cách thay đổi công suất cơ trên trục máy
ổn định tĩnh khi 0 < θ < θ
m.
Thật vậy, giả sử máy đang làm việc ở giao điểm A ứng với θ
1 < θ
m, nếu vì một lý do nào đó công suất cơ P
cơ của động cơ sơ cấp tăng lên trong một thời gian ngắn, sau đó trở về trị số ban đầu thì rôto của máy phát quay nhanh lên, góc θ sẽ tăng thêm một lượng +Δθ, tương ứng công suất P tăng thêm một lượng ΔP. Vì lúc đó công suất cơ đã trở về trị số ban đầu nên P + ΔP > P
cơ, kết quả là rôto bị ghìm lại và máy phát điện trở lại làm việc ở góc θ ban đầu sau một vài dao động.
Ngược lại, nếu máy làm việc ở điểm B ứng với góc θ
2 > θ
m thì khi công suất cơ thay đổi như trên, góc θ tăng thêm Δθ sẽ làm cho P của máy phát điện giảm và P < P
cơ, kết quả là rôto quay nhanh thêm và góc θ càng tăng… máy phát điện mất đồng bộ với lưới điện.