- Đo điện trở cách điện cuộn dây roto của máy phát điện và mạch kích thích chính.
- Kiểm tra tâm của tua bin – máy phát điện. - Kiểm tra ổ đỡ (ổ đỡ phần tiếp xúc với các trục). - Kiểm tra đƣờng tròn của vành góp.
- Kiểm tra bề mặt tiếp xúc ổ trục của các trục. - Kiểm tra hộp chèn.
- Kiểm tra thiết bị chống văng dầu phía bên trong máy phát điện. - Kiểm tra quạt gắn trên roto.
- Kiểm tra vành phân gió.
- Kiểm tra roto (chỉ thực hiện khi roto đã kéo ra ngoài). - Kiểm tra bên trong máy phát điện.
- Kiểm tra bên trong và bên ngoài hộp đầu ra máy phát điện. - Kiểm tra biến dòng hình ống (BCT).
- Kiểm tra các bộ phận làm mát Hydro. - Kiểm tra các thiết bị dầu chèn.
CHƢƠNG 3. CHUYỂN CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MÁY PHÁT
3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Máy phát khi làm việc song song với lƣới có thể làm việc với nhiều chế độ khác nhau để phù hợp với sự thay đổi của tải cũng nhƣ yêu cầu thực tế và điều kiện vận hành. Trong chế độ thấp tải ở những giờ thấp điểm thì máy phát sẽ vận hành ở chế độ bù đồng bộ. Khi gặp sự cố nhƣ hệ thống kích thích chính bị hƣ hỏng hoặc đƣa vào sửa chữa thì máy phát phải chuyển hệ thống kích thích chính sang kích thích dự phòng. Còn trong chế độ cung cấp năng lƣợng ở những giờ cao điểm thì máy phát phải vận hành ở chế độ chuyển tải.