Vụ việc tràn dầu không chỉ ở bờ biển miền Trung mà còn xảy ra ở bờ biển miền Bắc và miền Nam của Việt Nam vào năm 2007 đã thu hút mối quan tâm sâu sắc của dư luận.Nguồn gốc dầu loang tại vùng biển phía Bắc chưa được công bố xuất phát từ quốc gia nào, song đã được khẳng định là chỉ xuất phát từ một hoạt động. Trong khi đó, nguồn gốc dầu loang tại vùng biển phía Nam được khẳng định là do việc súc rửa, xả dầu từ các hoạt động của tàu thuyền trên biển (cả trong và ngoài vùng biển VN) và từ các mỏ khai thác dầu, không loại trừ các mỏ của VN,nguồn dầu loang cũng có thể xuất phát từ các mỏ dầu ở Philippines do theo dòng hải lưu lan đến. Những nghi ngờ về loại dầu gây ô nhiễm bờ biển miền Trung đã và đang từng bước được khẳng định. Dầu ô nhiễm đã được xác định là dầu thô.Đây là loại dầu tương tự nhựa đường: gặp nước biển lạnh thì vón cục, khi lên bờ gặp tiết trời nóng ấm thì dẻo, mềm và dễ tan chảy qua kẽ tay.
Việc truy tìm nguyên nhân tràn dầu ở bờ biển miền Trung đang được tiến hành và đã có một số quan điểm khác nhau nhưng đến nay chưa có đáp án cuối cùng.Sau hơn ba ngày kể từ khi sự cố dầu FO (một dạng của dầu nhựa đường) tràn vào vùng biển Quảng Nam, các cơ quan chuyên môn vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân của sự cố này. Việc xác định nguyên nhân đang được xem là nhiệm vụ hàng đầu, vì thế, nhiều ý kiến cho rằng: UBQG TKCN nên kiến nghị thành lập tổ điều tra với nhiều phương pháp như: Xác định điểm xuất phát của dầu (đo dòng chảy, hướng gió...), gửi công hàm tới các nước trong khu vực phối hợp tìm nguyên nhân, liên kết với ngư dân đang đánh bắt trên biển xác định dầu đang trôi, triển khai hoạt động quan sát từ trên không.
Sáng 2-2/2007, UBQG tìm kiếm cứu nạn đã sử dụng trực thăng bay quan sát dọc vùng biển miền Trung nhưng vẫn chưa xác định được vị trí, nguyên nhân xảy ra sự cố. Tuy vậy, tại vùng biển Điện Dương (Quảng Nam), tổ bay đã phát hiện có ba vệt dầu loang diện tích mỗi vệt ước chừng 100x100m, có màu vàng sẫm đang di chuyển theo sóng vào bờ.
Ban đầu, khi xem xét hiện tượng tràn dầu đã xảy ra, các chuyên gia đã xác định chỉ có 2 khả năng, hoặc do tàu chở dầu va chạm, hoặc do các mũi khoan thăm dò dầu ở ngoài khơi, trong khu vực biển miền Trung.Tuy nhiên, nếu như tàu chở dầu đâm nhau thì vệ tinh trên biển đã phát hiện được. Nghi vấn do 2 tàu chở dầu đâm nhau nhanh chóng bị dập tắt bởi không có một thông báo hay báo cáo gì về bất cứ một vụ va chạm tàu nào ngoài khơi. Theo nhận định của một số chuyên gia, nhiều khả năng một tàu chở dầu nào đó khi đi qua vùng biển Hải Nam (Trung Quốc) đã gặp sự cố và chìm.
Khả năng dầu thô phát tán từ các dàn khoan thăm dò có vẻ hợp lí hơn vì thường thì sau khi tiến hành xong một mũi khoan thăm dò, nếu như không bịt kín miệng thì một thời gian sau, khi chịu áp lực nước biển lớn, miệng khoan sẽ bung ra, từ đó dầu thô tràn ra ngoài.Các chuyên gia đã rất lưu ý đến hoạt động thăm dò của một số giàn khoan trên vùng biển ngoài khơi miền Trung. Vì trong cơn bão số 6 của năm 2007, đã có một giàn khoan xin vào trú ẩn ở Đà Nẵng. Có thể xảy ra khả năng sau khi phát hiện ra dầu, đơn vị thăm dò rút mũi khoan nhưng không bịt kỹ, áp lực từ dưới lòng đất đẩy dầu bục lên.
hình ảnh 1 đoạn đường ống dẫn dầu bị vỡ.
Bộ Khoa học công nghệ môi trường lại phỏng đoán có thể vết dầu xuất phát từ phía đảo Hải Nam. Cơ sở để đưa ra nhận định này là do khu vực biển miền Trung không có mỏ dầu, trong suốt thời gian xảy ra dầu loang không có thông tin nào cho thấy có vụ đâm, va quệt nào giữa các tàu đi ngang ngoài khơi khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc đã được luồng gió Bắc khá mạnh trong thời điểm đó thổi đưa vào đất liền miền Trung Việt Nam.
Cũng không loại trừ một tàu chở dầu nào đó khi đi qua vùng biển quốc tế đã tiến hành súc xả và dầu cặn bã này tràn vào vùng biển Quảng Nam,nhưng rất ít xảy ra khả năng này.Vì dầu cặn cũng là dầu, tức cũng là tiền, không ai dại gì ném xuống biển cả. Chưa kể, việc xả dầu cặn trên biển như vậy có thể bị ảnh vệ tinh chụp được thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Cũng có ý kiến cho rằng nhiều khả năng dầu tràn từ các giếng khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi miền Trung,trong đó đáng lưu ý là giếng khoan cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) 80km.
Các cơ quan hữu quan hiện vẫn đang tích cực tiến hành xác minh, đồng thời cũng phối hợp với nước bạn để làm rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, tạm thời có thể khẳng định dầu loang tại biển miền Trung và miền Nam có xuất xứ khác nhau.,
(Theo báo Lao động ngày 2/2/2007)
Như vậy,nguyên nhân tràn dầu ở bờ biển miền Trung nước ta hiện vẫn đang là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.Nhưng qua nghiên cứu sơ bộ,ta có thể rút ra một số giả thiết về nguyên nhân chủ yếu gây tràn dầu trên biển :
• Tàu trở dầu trên biển gặp tại nạn gây ra chìm tầu và tràn dầu .
• Do rò rỉ từ các giàn khoan thăm dò dầu khí trên vùng biển ngoài khơi,do kĩ thuật khai thác chưa tốt.Dầu tràn có thể do sự cố đóng giếng không kín.
• Do hậu quả của hoạt động kiến tạo địa chất làm cho các ví dầu khai thác cũ và mới có thể gây rò rỉ dầu.
• Do quá trình xục rửa tàu trở dầu trên biển của Trung Quốc.