Quá trình tự đồng bộ các ký hiệu sau ký hiệu đầu tiên.

Một phần của tài liệu Khôi phục sóng mang và giải điều chế QAM (Trang 47 - 48)

Khôi phục nhịp ký hiệu 5.1 Tổng quan

5.3.2.2 Quá trình tự đồng bộ các ký hiệu sau ký hiệu đầu tiên.

Sau khi bắt đúng được ký hiệu đầu tiên, nhịp ký hiệu sẽ được phát ra dựa vào ký hiệu đó và nhịp này có tần số đúng bằng tần số của tín hiệu QAM đến. Về mặt lý thuyết thì từ thời điểm này, nhịp ký hiệu tái tạo đã hoàn toàn đồng bộ với dữ liệu QAM. Tuy nhiên, do có những độ lệch nhất định do nhiễu khi truyền, quá trình truyền có thể đột ngột bị mất đồng bộ. Do đó, trong quá trình thu, nhịp đồng bộ cũng phải tự đồng bộ với dữ liệu thu được để nếu có lỗi thì lỗi đó sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến dữ liệu thu được.

Quá trình tự đồng bộ cũng bao gồm hai phần. Một phần là đồng bộ các dữ liệu lệch pha nhau, với các dữ liệu này, có thể dễ dàng đồng bộ chuẩn với nhịp khôi phục. Phần còn lại là dữ liệu liên tiếp không có sự lệch pha.

Ta lại xét tín hiệu QAM được lấy 24 mẫu một ký hiệu. Nếu sai số tích lũy của các mẫu trong vùng từ i đến i+23 thỏa mãn nhỏ hơn ngưỡng mà sai số tích lũy của i+1 đến i+24 lớn hơn ngưỡng tức là tại mẫu i+24 đã có sự thay đổi pha làm nên không thể bắt được đúng ký hiệu, tại đây, các mẫu trong vùng từ i đến i+23 được coi là một ký hiệu đúng. Ngược lại, nếu sai số tích lũy của i+1 và i+24 nhỏ hơn ngưỡng, điều đó chứng tỏ ký hiệu đó đã lặp lại, ta tạm coi các mẫu trong vùng i đến i+23 là một ký hiệu, rồi xét tiếp các mẫu trong các vùng i+24 đến i+37 và i+25 đến i+38 như trên đến khi nhận được sự lệch pha như trên sẽ nắn chỉnh lại.

Chương 6

Một phần của tài liệu Khôi phục sóng mang và giải điều chế QAM (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w