Chế độ làm việc phóng nạp

Một phần của tài liệu Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty nhiệt điện Phả Lại (Trang 50 - 56)

II: Phƣơng pháp nạp – xả cho hệ thống acquy

3. Chế độ làm việc phóng nạp

3.1. Chế độ phóng điện.

Cách mạch thiết bị nạp điện, đóng mạch tổ ác quy vào thanh góp. Tay gạt phóng điện T1 của thiết bị đổi nối đặt ở vị trí sao cho tổng các điện áp của ác quy nối vào thanh góp bằng điện áp bình thƣờng của thanh góp. Trong quá trình phóng điện, điện

áp trên mỗi ác quy giảm dần, do đó cần phải tăng dần số ác quy nối vào thanh góp bằng cách chuyển dịch tay gạt phóng điện T1 sang phải.

Đến cuối quá trình phóng điện khi mỗi ác quy đã phóng đến một điện áp cho phép cuối cùng trên các cực Upcc, tay gạt phóng điện nằm ở vị trí tận cùng bên phải, thì tất cả các ác quy trong tổ đã đƣợc nối hết vào thanh góp. Do vậy tổng các điện áp Upcc của tất cả số ác quy trong tổ phải bằng điện áp bình thƣờng UTG trên thanh góp, nghĩa là: UTG = n.UPCC Từ đó tổng số ác quy trong tổ: TG Pcc U n U 

Điện áp bình thƣờng trên thanh góp UTG lấy lớn hơn 5% so với điện áp định mức Udm của mạng điện một chiều nghĩa là:

UTG = 1,05 Uđm

Khi điện áp định mức là 110 V thì UTG = 115V, còn khi Uđm = 220V thì UTG = 230V.

Trị số UPCC đƣợc xác định tuỳ thuộc vào kiểu ác quy vào chế độ phóng điện của tổ (1,8  1,75) V đối với ác quy axit và 1V đối với ác quy kiềm.

3.2. Chế độ nạp điện.

Thiết bị nạp điện gồn tổ máy phát điện 1 chiều và động cơ xoay chiều không đồng bộ 3 pha, vừa làm nhiệm vụ nạp điện cho tổ ác quy, vừa cung cấp điện cho các phụ tải 1 chiều.

Nếu tổ ác quy đã hoàn thành quá trình phóng điện với tay gạt phóng điện T1 nằm ở vị trí tận cùng bên phải, các thao tác nạp điện đƣợc tiến hành nhƣ sau: Đặt tay gạt nạp điện T2 ở vị trí tận cùng tay phải vì rằng lúc đầu cần phải nạp điện cho tất cả các ắc quy trong tổ. Sau đó mở máy và kích thích cho máy phát điện nạp điện để có điện áp trên các cực của máy phát lớn hơn điện áp trên thanh góp một chút ít khoảng 1 đến 2 vôn. Tiếp đến đóng máy phát điện vào thanh góp dƣơng và tay gạt nạp điện T2 của thiết bị đổi nối bằng cách đóng cầu dao đảo mạch CD sang vị trí bên phải và đóng áp

tô mát A, lúc này máy phát điện đƣợc nối song song với tổ ắc quy. Nếu tăng tiếp kích thích cho máy phát điện thì máy phát điện bắt đầu cung cấp cho phụ tải nối vào thành góp và đồng thời nạp điện cho tổ ắc quy. Dòng điện nạp chạy qua tổ ắc quy từ cực dƣơng tới cực âm của nó. Đầu quá trình nạp điện phải đặt vào các cực của ắc quy điện áp nạp ban đầu Unbđ lớn hơn điện áp phóng cuối cùng UPcc. Do vậy đầu quá trình nạp điện, điện áp đầu cực máy phát điện phải bằng:

npd bd nbd TG Pcc U U n.U .U U  

Đối với ắc quy axit với:

Unbđ = 2,1 V và UPcc = 1,75V (khi một – hai giờ phóng điện), thì:

bd TG TG

2,1

U .U 1, 2U

1,75

 

Nhƣ vậy lúc bắt đầu nạp điện, điện áp đầu cực của máy phát điện nạp điện cao hơn điện áp bình thƣờng trên thanh góp (cao hơn 20% đối với ắc quy axit). Vì rằng khi nạp điện cho tổ ắc quy cần giữ cho điện áp trên thanh góp của thiết bị không đổi, nên cũng tại lúc bắt đầu nạp, đồng thời với việc tăng kích thích của máy phát điện cần phải chuyển dịch tay gạt phóng điện T1 về phía trái (theo trên sơ đồ), và theo dõi số chỉ của vôn mét đặt trên thanh góp để biết điện áp trên thanh góp đƣợc giữ không đổi. Khi đó qua các ắc quy nối vào giữa 2 tay gạt của thiết bị đổi nối có dòng điện toàn phần của máy phát điện IF = Ipt + In chạy qua, vì rằng các ắc quy này đƣợc lắp nối tiếp với các phụ tải (nhờ có tổn thất điện áp trên các ắc quy này mà bảo đảm đƣợc điện áp bình thƣờng trên thanh góp).

Trong quá trình nạp điện, để giữ cho dòng điện nạp không đổi cần phải nâng cao dần điện áp đặt vào các cực của ắc quy bằng cách tăng dần kích thích của máy phát điện nạp điện. Đồng thời gạt tay phóng điện T1 phải chuyển dịch dần sang trái để duy trì điện áp trên thanh góp không đổi.

V 110v - 220v + - F n + - Cd1 1 2 2 1 Cd2 ¾c quy T2 T1 + -

Hình 3: Sơ đồ ắc quy làm việc theo chế độ phóng nạp

Đến cuối quá trình phóng điện, trên mỗi ắc quy đã đƣợc đặt vào điện áp Uncc (2,6  2,7V đối với ắc quy axit và 1,8V đối với ắc quy kiềm) thì tay gạt phóng điện nằm ở vị trí tận cùng bên trái. Khi đó số ắc quy cơ bản của tổ ắc quy, đƣợc nối vào giữa tay gạt của tổ phóng điện và cực dƣơng của thanh góp, đƣợc xác định từ điều kiện:

Trong đó n0 là số ắc quy cơ bản của tổ ắc quy.

TG 0 ncc U n U 

Biết số ắc quy n và n0 sẽ xác định đƣợc số ắc quy nđc (phụ thêm) nối vào thiết bị đổi nối điều chỉnh.

nđc = n – n0

Trong quá trình nạp, số bình ắc quy ndc dùng để điều chỉnh đƣợc nạp điện xong sớm hơn, trƣớc hết do khi phóng điện các ác quy này đƣợc đƣa vào phóng điện muộn hơn nên thời gian phóng ít hơn, sau nữa do khi nạp chúng đƣợc nạp vào với dòng điện lớn hơn (bằng dòng điện tổng IF của máy phát điện nạp điện).

Trên mạch máy phát điện nạp điện đặt át tô mát dòng điện cực đại để bảo vệ chống dòng điện tăng cao, và bảo vệ rơle chống dòng điện ngƣợc để ngăn ngừa sự làm

việc của tổ máy phát điện - Động cơ điện khi có tình trạng phóng điện ngƣợc của tổ ác quy. Trên tổ ác quy đặt cầu trì để bảo vệ chống ngắn mạch. Ampe mét (Loại từ điện) có thang đo về cả 2 phía cho phép đo đƣợc cả 2 dòng điện nạp và dòng điện phóng chạy theo các chiều khác nhau. Việc sử dụng tổ ác quy theo phƣơng thức nạp – phóng ác quy thƣờng xuyên (thƣờng vào khoảng sau vài đêm) khiến cho các tấm cực có khi chống bị hƣ hỏng

PHẦN IV:

Một phần của tài liệu Báo cáo tìm hiểu thực tế tại Công ty nhiệt điện Phả Lại (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)