MÔT SỐ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu ứng dụng gis hỗ trợ công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại PleiKu (Trang 52 - 54)

Từ khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh thành, hệ thống quản lý môi trường ở nước ta bắt đầu được hình thành. Tuy nhiên do còn nhiều khó khăn và bất cập cho nên hệ thống này còn nhiều hạn chế. Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhưng trong thực tế cán bộ của hệ thống này chưa được đào tạo, huấn luyện. Họ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng chính sách và chiến lược về quản lý môi trường, tiến hành đánh giá tác động môi trường, điều tiết ô nhiễm công nghiệp, cũng như trong việc thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu về môi trường.

Một trong những nguyên nhân bất cập nói trên là sự thiếu vắng các công cụ quản lý hiện

đại. Vì vậy xây dựng công cụ quản lý dựa trên ứng dụng CNTT giúp cho công tác quản lý môi trường là một yêu cầu thực tế.

Trong thời gian qua, nghiên cứu ứng dụng CNTT trong bài toán quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được chú ý trong các đề tài nghiên cứu, trong Luận văn tốt nghiệp [4].[10].

Trong công trình [10] đề xuất công cụ tin học được đặt tên là TISWAM (Tool for Improving Solid WAste Management for Hue) trợ giúp công tác quản lý CTR sinh hoạt tại Tp. Huế. TISWAM gồm một số chức năng chính như: Tạo ra các điểm thu gom rác mới trên bản đồ GIS của Huế; Quản lý về khối lượng rác thải thu gom được theo các điểm thu gom cũng như tại bãi rác cũng như tại nhà máy xử lý chất thải Thủy phương; Quản lý thông tin, CSDL về nhân sự, các phương tiện thu gom...; Thực hiện chức năng truy vấn dữ liệu theo các tiêu chi khác nhau về không gian cũng như theo thời gian.

Trong công trình [4] đề xuất công cụ tin học được đặt tên là WASTE phiên bản 1.0 (12/2005). WASTE 1.0 bao gồm một số các thành phần khác nhau trợ giúp cho việc phân tích các số liệu môi trường. Các thành phần đó bao gồm:

• Các công cụ lưu trữ, đánh giá và khai thác dữ liệu. Các công cụ này có thể

giúp cho việc phân tích một số lượng lớn các dữ liệu.

• Các tiện ích giúp tra cứu các tài liệu cần thiết cho công tác quản lý môi trường. • Công cụ trợ giúp làm báo cáo tự động, hỗ trợ cho người sử dụng một công cụ

thuận tiện để làm báo cáo dựa trên các số liệu quan trắc từ các cơ sở dữ liệu

được lưu trữ.

Phiên bản WASTE 2.0 ra đời vào tháng 12/2006 có điều chỉnh đáng kể so với WASTE 1.0 về công nghệ thực hiện cũng như về CSDL.

CHƯƠNG 3

NG DNG PHN MM WASTE 2.0 TRONG CÔNG TÁC QUN LÝ

CHT THI RN ĐÔ TH THÀNH PH PLEIKU

Hiện nay thông tin và dữ liệu liên quan tới quản lý CTR đô thị thường được quản lý trên giấy hoặc bằng các phần mềm không chuyên. Hầu hết những thông tin này thường lưu trữ độc lập với nhau và không liên kết với một số thông tin thuộc tính của đối tượng cũng như không kết nối được với vị trí của đối tượng trong không gian thực. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý, khai thác và phân tích thông tin về hệ thống quản lý CTR.

Một trong những công cụ có thể khắc phục khó khăn này là hệ thống thông tin địa lý – GIS (Geographic Information System). Với khả năng quản lý đối tượng trong mối quan hệ giữa thuộc tính đối tượng và vị trí của đối tượng trong thế giới thực cùng với các phần mềm thích hợp, GIS là một giải pháp tốt nhất cho việc quản lý hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý CTR cũng như thực hiện các bài toán nghiệp vụ liên quan đến hệ thống quản lý CTR như: quản lý các bãi rác, điểm trung chuyển, điểm đặt thùng rác, nhà máy xử

lý CTR, bãi tập kết xe chuyên chở rác gắn kết đầy đủ thông tin liên quan với đối tượng cần quản lý: tuyến thu gom do tổ nào phụ trách, thời gian tới thu gom…quản lý và phân tích các thông tin liên quan đến lượng rác hàng ngày, tháng, quí. Quản lý phân tích thông tin về sự vận chuyển rác trong ngày, tháng, .. và xây dựng các báo cáo theo định kỳ.

Các chuyên gia tại Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học quốc gia Tp.HCM vừa phát triển phiên bản 2.0 của phần mềm WASTE giải quyết bài toán đầu tiên được nhắc tới ở trên. Cụ thể là quản lý thông tin môi trường liên quan tới công tác quản lý CTR. Đây là một phần của đề tài cấp Bộ do TSKH. Bùi Tá Long làm chủ nhiệm.

Trong thời gian thực hiện Luận văn này, tác giảđã được thầy hướng dẫn thực hiện các bước ứng dụng Waste cho công tác quản lý thông tin môi trường liên quan tới CTR cho thành phố Pleiku. Phần dưới đây trình bày các kết quảứng dụng này.

Một phần của tài liệu ứng dụng gis hỗ trợ công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại PleiKu (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)