CHO SỰ SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC

Một phần của tài liệu Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (Trang 55 - 70)

Chúng ta đều biết rất rõ là từ giữa thế kỷ 19 đến nay, nhiệt độ Trái đất đã tăng khoảng 0,60C và dự báo đến năm 2100 nhiệt độ Trái đất sẽ tiếp tục tăng từ 1,40C - 5,80C. Nếu xảy ra kịch bản nhiệt độ Trái đất tăng 2,50C sẽ làm cho khoảng 3 tỷ người sống thiếu nước; 50 triệu người phải đối mặt với nạn đói và khoảng 1 triệu loài sinh vật không có khả năng thích nghi với những biến đổi khí hậu có nguy cơ tuyệt chủng.

Đó là một trong những nội dung quan trọng được nhấn mạnh tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Đa dạng sinh học thế giới và khai mạc Hội thảo Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu - Mối liên quan đến đói nghèo và phát

triển bền vững do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (MONRE) phối hợp với Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) và Tổ chức hỗ trợ phát triển Đức (DED), Ban thư ký Công ước về Đa dạng sinh học quốc tế (SCBD Montreal) và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đồng tổ chức.

Chủ đề của ngày Đa dạng sinh học thế giới năm 2007 là: “Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu” với mục tiêu nhấn mạnh về mối quan hệ hữu cơ giữa đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đe dọa đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến hầu hết các hệ sinh thái như hệ sinh thái vùng cực, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái khô hạn và bán khô hạn, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái vùng nước nội địa, hệ sinh thái đảo, hệ sinh thái biển và ven biển, hệ sinh thái vùng núi. Ngược lại, nếu

quản lý hợp lý đa dạng sinh học có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Phát biểu khai mạc Lễ mít tinh, TS. Phạm Khôi Nguyên - Thứ trưởng thường trực Bộ TN&MT khẳng định: Việt Nam đã tham gia Công ước Đa dạng sinh học từ năm 1994 và hàng năm đều tổ chức các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm Ngày Đa dạng sinh học thế giới. Trong những năm qua, tình hình biến đổi thời tiết, khí hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, tác động tiêu cực đến môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Đặc biệt, với những dự báo về sự nóng lên của bề mặt Trái đất, sự dâng lên của mực nước biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đa dạng sinh học ven biển và hai vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, cũng như ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân và sự phát triển của các vùng ven biển và hai vùng đồng bằng châu thổ.

Theo một tài liệu mới đây của Ngân hàng thế giới, Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu với hơn 1/3 dân số và khoảng 16% diện tích đất sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng lên 5m. Biến đổi khí hậu cũng đồng thời là một trong những mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học của hành tinh, vì khoảng 20 - 30% số loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, khoảng 700 loài đang bị đe dọa và con số này sẽ tiếp tục tăng khi các rạn san hô biển đang thu hẹp, những vùng đầm và các cánh rừng ngập mặn bị giảm dần và diện tích rừng nhiệt đới ẩm đang bị xuống cấp. Mặt khác, biến đổi khí hậu và sự suy giảm đa dạng sinh học cũng đồng thời có ảnh hưởng tiêu cực tới sinh kế của hàng trăm triệu người dân trên toàn thế giới và cản trở tới việc hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Hãy hành động vì đa dạng sinh học

Hưởng ứng Ngày Đa dạng sinh học thế giới năm 2007, nhiều hoạt động đã được tổ chức nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó

đến đa dạng sinh học.

Ngày 18/5, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động “Hành trình sinh viên tình nguyện về với Tam Đảo”. Hơn 200 sinh viên đã khởi hành bằng xe đạp đi đến Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo. Không phải ngẫu nhiên mà loại phương tiện giao thông không gây ô nhiễm này được lựa chọn. Đó là sự hưởng ứng thiết thực chủ đề “Biến đổi khí hậu”.

Ngày 19/5, Ngày hành động vì đa dạng sinh học đã được tổ chức tại VQG Tam Đảo. Một chương trình kéo dài 24 giờ gồm nhiều sự kiện được tổ chức tại các Trạm đa dạng sinh học như cung cấp chi tiết về sự đa dạng sinh học của thiên nhiên trong vùng, thi vẽ tranh về đa dạng sinh học cùng với các họa sỹ, tham quan hệ động thực vật quý hiếm của VQG… Ngoài ra, hơn 300 cây bản địa đã được trồng mới tại khu vực VQG và vùng đệm. Cũng nhân dịp này, các khách sạn tại Tam Đảo đã phục vụ các món ăn “thân thiện với môi trường”.

Hội thảo chuyên đề về “Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu - Mối liên quan đến đói nghèo và phát triển bền vững” đã được tổ chức vào ngày 22 -23/5, tại Hà Nội. Mục tiêu của Hội thảo là cùng trao đổi kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu và mối liên hệ qua lại giữa biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học; giới thiệu những biện pháp và chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia và khu vực, đồng thời thảo luận về những ưu tiên hành động và khuyến nghị các giải pháp liên quan đến đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ của Hội thảo, đã diễn ra Lễ ký kết công bố Chương trình Đếm ngược 2010 - một mạng lưới các đối tác năng động cùng hướng tới mục đích bảo tồn đa dạng sinh học. GS. Manfred Niekisch (IUCN) là đại sứ cho Chương trình Đếm ngược 2010 tại Việt Nam.

Cũng nhân dịp này, tại Viện Gớt Hà Nội đã chiếu phim miễn phí về đa dạng sinh học: Cuộc hành trình của chim cánh cụt (Pháp) đạt giải Oscar và Thảm kịch xanh (Ấn Độ) thể hiện tính dễ tổn thương của hệ sinh thái.

Duy Đức – Nguyễn Hằng Rừng và biến đổi khí hậu

Dạng tài liệu : Bài trích bản tin

Ngôn ngữ tài liệu : vie

Tên nguồn trích : Môi trường và phát triển bền vững

Dữ liệu nguồn trích : 2006/Số 11/Đa dạng sinh học

Đề mục : 87.35 Sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên

87.31 Bảo tồn thiên nhiên. Các vùng thiên nhiên được bảo tồn

Từ khoá : Rừng ; Biến đổi khí hậu

Nội dung:

Quản lý tốt tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu và những cánh rừng thực chất có mối liên quan mật thiết với nhau. Những thay đổi khí hậu toàn cầu đang gây ảnh hưởng đến các khu rừng, do nhiệt độ hàng năm của trái đất tăng cao hơn đã làm thay đổi mô hình lượng mưa và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và xảy ra với tần suất nhiều hơn. Tuy nhiên, những cánh rừng và cây giúp thu giữ cácbon điôxít (CO2), giữ vai trò chủ yếu trong việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Và ngược lại, khi rừng bị phá huỷ hoặc bị khai thác quá mức và bị đốt cháy, chúng sẽ trở thành nguồn phát thải khí nhà kính và CO2.

FAO đã cảnh báo rằng, chúng ta phải hành động ngay bây giờ để quản lý rừng bằng các biện pháp thích hợp hơn.

Theo ông Wulf Killmann, trưởng nhóm nghiên cứu liên ngành về biến đổi khí hậu của FAO, chúng ta cần phải ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng và mở rộng diện tích đất trồng rừng, nhưng chúng ta cũng cần thay thế

nhiên liệu hoá thạch bằng các loại nhiên liệu sinh học, như nhiên liệu gỗ khai thác từ rừng được quản lý thích hợp, để giảm phát thải cácbon và nên sử dụng các sản phẩm gỗ lâu bền để giữ cácbon khỏi thoát vào khí quyển trong một thời gian dài.

Bằng cách nào những cánh rừng lưu giữ được một nghìn tỷ tấn cácbon?

Khi nhiên liệu hoá thạch được đốt, chúng thải ra khí quyển loại khí cácbon điôxít, góp phần làm tăng lượng CO2 trong khí quyển, dần dần gây nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Cây và rừng giúp giảm những thay đổi này bằng cách loại bỏ CO2 trong khí quyển và biến đổi chúng nhờ quá trình quang hợp cácbon, sau đó được lưu giữ trong gỗ và thực vật, một quá trình được gọi là “cô lập cácbon”. Nhìn chung, cây rừng hấp thụ khoảng 20% lượng cácbon, chính cây rừng là toàn bộ sinh khối rừng cũng có vai trò như “bể chứa cácbon”. Ví dụ, đất mùn được sinh ra do quá trình phân huỷ các cây đã chết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), rừng lưu giữ một lượng lớn cácbon: Trong tổng số các khu rừng và đất rừng trên thế giới hiện nay đang lưu giữ hơn một nghìn tỷ tấn cácbon - gấp đôi lượng cácbon tồn tại tự do trong khí quyển.

Mặt khác, việc phá huỷ các cánh rừng, mỗi năm sẽ làm tăng thêm 6 tỷ tấn CO2 vào trong khí quyển, việc ngăn ngừa lượng cácbon đang lưu giữ khỏi thoát vào khí quyển có ý nghĩa quan trọng trong việc cân bằng và bảo vệ môi trường.

Có thể sử dụng rừng hiệu quả hơn trong việc chống biến đổi khí hậu

Chúng ta thể đạt được mục tiêu này không chỉ bằng cách ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng mà thông qua hoạt động trồng cây gây rừng (trồng rừng mới) và tái trồng rừng (trồng lại các khu rừng đã bị chặt phá) trên diện

tích đất trống, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới, nơi thực vật phát triển nhanh, vì vậy có thể loại bỏ lượng lớn cácbon khỏi khí quyển nhanh hơn, trong một thời gian tương đối ngắn. Ở các vùng nhiệt đới, rừng có thể lưu giữ 15 tấn cácbon trên mỗi hécta/năm ở dạng sinh khối và gỗ.

FAO và các chuyên gia ước tính rằng, việc duy trì lượng cácbon trên toàn cầu nhờ quá trình giảm chặt phá rừng, tăng hoạt động tái trồng rừng,

tăng diện tích đất trồng cây và đất nông lâm nghiệp có thể bù đắp lại khoảng 15% lượng phát thải cácbon từ các loại nhiên liệu hoá thạch trong hơn 50 năm. Gỗ bị đốn hạ cũng là bể chứa cácbon, như gỗ dùng để xây dựng hoặc làm đồ dùng trong gia đình có thể lưu giữ hiệu quả cácbon trong nhiều thập kỷ. Các vật liệu xây dựng đòi hỏi năng lượng cao được sử dụng thay gỗ như các loại chất dẻo, nhôm hoặc xi măng, đòi hỏi một lượng lớn nhiên liệu hoá thạch trong quá trình sản xuất. Vì vậy, việc thay thế chúng bằng gỗ làm tăng thêm lợi ích dưới dạng giảm phát thải cácbon. Tương tự, việc sử dụng nhiên liệu gỗ, khai thác từ rừng được quản lý bền vững thay cho dầu, than và khí thiên nhiên trên thực tế có thể giảm tình trạng biến đổi khí hậu, mặc dù đốt gỗ và sinh khối cũng thải CO2 vào không khí, nhưng sự phát thải cácbon này có thể được bù lại bằng cách tái trồng rừng. Quả thực, nếu được quản lý thích hợp, các cánh rừng có thể cung cấp năng lượng sinh học mà hầu như không gây phát thải khí nhà kính vào khí quyển.

Nguồn: FAO, 3/2006

Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia Việt Nam bị ảnh hưởng nặng bởi sự thay đổi khí hậu

Một hội nghị nhằm đánh giá tác động của thay đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học của Việt Nam và khu vực, đồng thời đưa ra những chiến lược ứng phó đã

được tổ chức ngày 22/5 tại Hà Nội.

Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được dự báo là một trong số quốc gia chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng cao sẽ có một diện tích lớn đất canh tác mầu mỡ nhất bị ngập nước,

gây ảnh hưởng đến con người, đất nông nghiệp và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Với bờ biển dài và những đồng bằng có nhiều sông, ngòi, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thay đổi khí hậu. Hơn một

phần ba dân số và khoảng 16% diện tích đất sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng lên 5m. Hàng trăm loài sẽ bị đe doạ tuyệt chủng bởi sự suy giảm các dải san

hô ngầm hay sự thu hẹp các khu rừng đước và vùng ngập mặn.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao trên thế giới với nhiều hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao và nhiều nguồn gien quý hiếm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đa dạng sinh học của Việt Nam đã bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn tới làm thu hẹp nơi cư trú của giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn buôn bán trái

phép động vật, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường.

Để bảo vệ đa dạng sinh học, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan, trong đó có Luật Bảo vệ môi trường, Pháp lệnh về bảo vệ giống cây trồng và bảo vệ các giống vật nuôi... Việt Nam đã tham gia hầu hết các

công ước quốc tế liên quan đến đa dạng sinh học.

Nhiều văn bản quan trọng liên quan đến đa dạng sinh học cũng đã được xây dựng như định hướng chiến lược phát triển biền vững ở Việt Nam; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020; chiến lược quản lý

hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010; kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam; kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010; kế hoạch hành động quốc

gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

Nhờ có những khuôn khổ luật pháp định hướng cùng những cố gắng hành động của chính phủ và người dân, nên Việt Nam đã hạn chế một phần sự suy giảm đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, diện tích rừng của Việt Nam cũng được khôi phục,

Hội nghị do Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), Tổ chức hỗ trợ phát triển Đức (DED), Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Ban thư ký công ước vê Đa dạng sinh học quốc tế (SCBD Montreal) và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã

phối hợp cùng tổ chức hội thảo trên hưởng ứng Ngày đa dạng sinh học Thế giới 22/5.

Cũng trong hội nghị này, một chương trình Hướng tới năm 2010, các sáng kiến cho Việt Nam sẽ được khởi động với việc ký kết Tuyên bố Hướng tới năm

2010.

Để nâng cao nhận thức của người Việt Nam về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và thay đổi khí hậu, Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức một số hoạt động cụ thể như khai mạc chiến dịch "Vì một Tây Thiên không có rác" ở tỉnh Vĩnh Phúc ngày 19/5; chiếu phim "Cuộc hành trình của chim cánh cụt" và phim tài liệu ngắn "Thảm kịch xanh" với nội dung thể hiện tính dễ tổn thương của

hệ sinh thái.

(Theo TTXVN) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[TT: N.K.T]

Những vùng xa xôi nhất trong rừng sâu Amazon cũng không tránh khỏi tác động của biến đổi môi trường: những loài cây mọc nhanh nhất nay đang mọc nhanh hơn, lấn át các loài khác. Một nhóm nhà nghiên cứu Panama vừa

thông báo như vậy.

Những hoạt động của con người như đốn gỗ, đốt rừng và phát quang hẳn nhiên tác động đến mối cân bằng mong manh giữa hàng nghìn loài trong rừng nhiệt đới. Nhưng phát hiện gần đây nhất cho thấy những cộng đồng này cũng không được an toàn ngay cả khi chúng ở rất xa con người.

Một phần của tài liệu Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (Trang 55 - 70)