IV. Kinh nghiệm một số địa phương trong bảo vệ MT làng nghề truyền thống
2. Tổ chức thu gom rác thải
Rác thải và ô nhiễm môi trường là vấn đề nhức nhối hiện nay giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải là việc rất mới mẻ nhưng rất phức tạp, khó khăn và vô cùng cấp thiết của toàn dân. Thực hiện khẩu hiệu (nhà nước và nhân dân cùng làm) UBND xã thành lập tổ thu gom và vận chuyển rác thải, tổ thu gom có nhiệm vụ thu gom rác thải trong dân và trong toàn địa bàn xã trở về bãi tập kết. Đồng thời thực hiện việc thu phí vệ sinh theo quy định. UBND xã quy hoạch bãi tập kết và ký hợp đồng vận chuyển xử lý rác thải với HTX thành công không để rác tồn đọng, hỗ trợ và đôn đốc tổ thu gom vận chuyển không được để rác tồn đọng mà phải đưa hết rác ra khu vực tập kết.
Củng cố lại tổ chức hoạt động của các Hợp tác xã thu gom rác phải chú trọng đến việc nâng cao công tác quản trị điều hành của Ban Chủ nhiệm, mở rộng dần qui mô, nâng cao năng lực để đảm nhiệm cả việc vận chuyển rác, tiến tới có thể tham gia đấu thầu thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên một khu vực dân cư.
Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, khuyến khích các chủ đường rác có qui mô hoạt động lớn thành lập doanh nghiệp tư nhân thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường, hoạt động theo luật doanh nghiệp năm 2005.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu
- Phân cấp cho UBND xã trực tiếp quản lý nhà nước hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
- Qui định các loại hình tổ chức thu gom rác sinh hoạt được phép hoạt động (công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác…) và phải đăng ký hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt với UBND xã.
- Tiêu chuẩn phương tiện thu gom rác (đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, mỹ quan, phù hợp với công nghệ vận chuyển, yêu cầu phân loại rác tại nguồn…)
- Các qui định bảo đảm vệ sinh trong quá trình thu gom rác (không để rơi vãi, chảy nước dơ, bốc mùi hôi…).
- Các qui định về xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường đối với người dân và các tổ chức cung ứng dịch vụ vệ sinh.
- Qui định cơ quan chức năng kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường.
- Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện thu gom rác, phối hợp gữa khâu thu gom và vận chuyển…
- Qui định việc thu phí và mức thu phí thu gom rác thải sinh hoạt…
Giám sát việc thực hiện Hợp đồng thu gom rác sinh hoạt giữa các tổ chức thu gom rác và các chủ nguồn thải:
- Ban hành và hướng dẫn thực hiện Hợp đồng thu gom rác sinh hoạt giữa các
tổ chức thu gom rác và các chủ nguồn thải
- Giám sát việc đóng tiền và xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường của các chủ
nguồn thải rác trên địa bàn
-Giám sát hoạt động thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn và xử lý vi phạm
3. Phát triển khu vực sản xuất tập trung
Là một làng nghề truyền thống sự phát triển kinh tế của địa phương chủ yếu là sản xuất kinh doanh - dịch vụ thương mại, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu
thấp so với nền kinh tế địa phương. Cả xã có 178 hộ dân với tổng số 16.000 nhân khẩu, trong đó 90% số hộ gia đình có nghề mộc, kinh doanh dịch vụ buôn bán đồ dân dụng, gia dụng. Sản xuất phát triển nhưng khu vực sản xuất tập trung chưa có, cả xã như một công xưởng sản xuất, nơi sản xuất của các hộ dân cũng chính là nơi ở (vừa sản xuất vừa ở). Tình trạng nơi sản xuất chật hẹp ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và năng xuất lao động các loại chất thải do sản xuất kinh doanh không có chỗ chứa.
Để giải quyết được vấn đề này không còn cách nào khác UBND xã phải xây dựng quy hoạch cơ sở hạ tầng, các đề án phát triển khu vực sản xuất tập trung, để đưa khu sản xuất ra ngoài khu dân cư tạo đà cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, giảm thiểu sự ô nhiễm trong khu dân cư.
Việc quy hoạch mặt bằng, bố trí địa điểm sản xuất phải tập trung, tránh xa hoặc tạo một khoảng cách an toàn cách khu dân cư sinh sống, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí, môi trường sống của nhân dân.
4. Tuyên truyền vận động
Rác thải và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sức khỏe của nhân dân cũng như đời sống tinh thần và cảnh quan. Để toàn thể nhân dân thấy rõ tác hại của rác thải và ô nhiễm môi trường, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước phải:
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức để nhân dân hiểu rõ tác hại của rác thải và ô
nhiễm môi trường.
- Tuyên truyền sâu rộng trên các phương diện thông tin đại chúng nhằm nâng
cao ý thức của như người dân nơi đây trong vấn đề bảo vệ môi trường.
- Vận động người dân ý thức được trách nhiệm của mình đối với rác thải và ô
nhiễm môi trường trong khu vực mình đang sinh sống.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu
- Trách nhiệm của toàn xã hội trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Đồng thời phát động phong trào toàn dân thực hiện nếp sống mới luân giữ
cho môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.
- Việc tuyên truyền phải thường xuyên trên đầy đủ các phương tiện truyền thông, việc tuyrn truyền phải cụ thể, bám sát đến từng hộ dân trong xã.
5. Tổ chức nhân rộng mô hình Bảo vệ môi trường.
Trong công tác bảo vệ môi trường của địa phương hàng tháng hàng quý phải có sự kiểm tra đánh giá kết quả, rút ra những kinh nghiệm để triển khai tiếp được tốt hơn. Vì công việc rất là mới mẻ ta vừa làm đồng thời vừa rút kinh nghiệm, những thôn nào làm tốt đạt kết quả cao, và những phương pháp hiệu quả nhất ta sẽ lấy đó để nhân rộng ra các thôn khác và ra toàn xã.
Khi thấy được hiệu quả của những biện pháp cải tạo môi trường, chúng ta sẽ tích cực vận động và tuyên truyền tới các thôn khác, để từ đó không chỉ bảo vệ môi trường của riêng xã Hữu Bằng mà nhân rộng ra các xã khác trong huyện Thạch Thất nói riêng và cả thành phố Hà Nội nói chung, đem lại môi trường sinh sống an toàn cho bộ phận dân cư.
PHẦN KIẾN NGHỊ
Công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân đối với nước ta rất mới mẻ một số chính sách ban hành. Đối với một số nơi sau khi có chính sách ban hành áp dụng vào địa phương chưa thực sự phù hợp, chưa sát với thực trạng nên chưa đáp ứng được công việc. Bố trí cán bộ phụ trách theo dõi đánh giá còn thiếu chưa phù hợp nhất là chính sách hỗ trợ cho sự nghiệp bảo vệ môi trường nói chung và công tác xử lý rác thải bảo vệ môi trường các làng nghề truyền thống nói riêng. Trong cơ chế thị trường hiện hành nền kinh tế nước ta đang có nhiều khởi sắc đời sống nhân dân ngày một được nâng cao đời sống tinh thần, đời sống sản xuất của người của người dân làng nghề cũng được nâng theo. Sản xuất kinh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu
doanh phát triển tạo ra nhiều sản phẩm và đồng thời tạo ra nhiều rác thải và tăng ô nhiễm môi trường. Vì vậy đối với các làng nghề truyền thống rất cần đến sự hỗ trợ của nhà nước về mặt chính sách cũng như về kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống nói riêng.
Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm làm đầu mối, phối hợp với các cấp, cơ quan chính quyền huyện, thành phố, các tổ chức doanh nghiệp ở địa phương quản lý hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt nhằm thống nhất quản lý từ thành phố đến quận - huyện, phường-xã, thôn-xóm. Trong đó phân cấp quản lý nhà nước hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt cho UBND cấp phường xã.
- Tăng cường nguồn nhân lực cho UBND phường xã để tổ chức quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn.
- Việc tổ chức lại hoạt động thu gom rác sinh hoạt phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động, đặc biệt là quyền khai thác đường dây rác mà họ đang nắm giữ và thu nhập của người lao động thu gom rác.
- Cho phép các Hợp tác xã và Doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể: miễn thuế bốn năm đầu khi thành lập và áp dụng thuế suất 5% trong chín năm tiếp theo theo qui định ở điều 14, chương III của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (số 14/2008/QH12).
- Ủy ban nhân dân xã giao trách nhiệm cho các cơ quan truyền thông, phát thanh xã tuyên truyền vận động người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tuyên truyền các hình thức xử lý vi phạm về vệ sinh môi trườ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu
Quá trình cải tạo nhằm thay đổi môi trường tại xã Hữu Bằng đang là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành. Trong giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, nhóm các tác nhân tác động đến sự ô nhiễm môi trường là rất lớn nhưng đồng thời việc ứng dụng các thành tựu khoa học nhằm làm giảm những tác hại đó đến môi trường cũng có rất nhiều khả năng mang tính khả thi. Trên cơ sở thu thập tài liệu và phân tích, đề án đã cho thấy rằng những mặt hạn chế, tồn đọng trong vấn đề bảo vệ môi trường tại xã Hữu Bằng đồng thời đề xuất các giải pháp mang tính đồng bộ và khả thi từng bước góp phần thay đổi và cải tạo môi trường tại đây. Điều đó đồng nghĩa trong tương lai làng nghề tại đây sẽ là nơi sản xuất ra các mặt hàng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với những điều kiện và chất lượng bảo đảm.
Đề tài có nội dung được thể hiện cụ thể trong các chương có sự liên kết chặt chẽ. Đã nêu được những thực trạng môi trường bị ô nhiễm và đề ra giải pháp thiết thực trong vấn đề bảo vệ môi trường tại đây, tình trạng môi trường cũng như nguyên nhân của sự ô nhiễm đó. Mặt khác bằng những tài liệu cụ thể đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin, đề tài đã khái quát lại những vấn đề môi trường tại đây đang được sự quan tâm của các cấp, các ngành các đơn vị khác nhau.
Bằng cách đi sâu vào phân tích thực trạng, đề tài đã khẳng định mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường với sự phát triển làng nghề. Đồng thời tạo ra những bước mới trong việc đề xuất các giải pháp cũng như điều kiện, mặt hạn chế, ưu điểm của các giải pháp đó. Với các giải pháp đủ, các cơ quan chủ thể quản lý và xây dựng có cơ sở và căn cứ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và xây dựng các công trình phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển làng nghề tại xã Hữu Bằng.
Với mong muốn góp một phần vào công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề xã Hữu Bằng, tôi thực hiện đề tài hy vọng rằng đề tài này sẽ thực sự có ích đối với việc cải tạo và bảo vệ môi trường tại đó và làng nghề xã Hữu Bằng là nơi tổ chức sản xuất tập trung an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Tạp chí KTPT số 20/2003 2. Tạp chí KTMT số 9/2002
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu
4. Môi trường trong mối quan hệ với làng nghề - NXB Thống kê tháng 12/1995
6. Báo Hà Tây số 12/99 Số 40/2003
7. Báo ANTĐ tháng 10/2003 8. Tintuc.xalo.vn
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu
MỤC LỤC
Lời mở đầu...1
Chương I: Cơ sở lý luận về vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề...2
I. Khái niệm bảo vệ môi trường...2
1. Khái niệm ...2
2. Một số nội dung về ô nhiễm môi trường làng nghề...3
II. Các chính sách bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống...6
1. Luật bảo vệ môi trường ...6
2. Các văn bản của thành phố...8
3. Các văn bản của UBND huyện...8
III. Tác động của ô nhiễm môi trường đến đời sống dân cư...8
1. Tác động đến cảnh quan ...8
2. Tác động đến sức khỏe...8
3. Tác động đến hệ sinh thái...9
4. Tác động đến sản xuất kinh doanh...9
IV. Kinh nghiệm một số địa phương trong bảo vệ MT làng nghề truyền thống...10
1. Tổ chức khơi thông dòng chảy...10
2. Tổ chức thu gom rác thải...10
3. Tổ chức sản xuất tập trung 10 4. Tổ chức vệ sinh thôn xóm 10 5. Tuyên truyền vận động 10 Chương II: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề Hữu Bằng ...12
I. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Hữu Bằng...13
1. Điều kiện tự nhiên ...13
2. Đặc điểm kinh tế ...13
3. Sự phát triển kinh tế liên quan đến môi trường ...16
II. Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng...17
1. Ô nhiễm không khí tiếng ồn ...17
2. Ô nhiễm rác thải, nước thải...17
III. Đánh giá chung thực trạng ô nhiễm làng nghề...23
1. Các kết quả đạt được ...23
2. Các tồn tại yếu kém...24
Chương III: Các giải pháp giải quyết ô nhiễm MT, bảo vệ MT làng nghề giai Đoạn (2011 - 2015)...25
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SV: Nguyễn Đình Nhu
2. Các cơ chế chính sách của nhà nước ...25
a. Các cơ chế chính sách của thành phố ...25
b. Các cơ chế chính sách của huyện ...26
2. Sự phát triển sản xuất kinh doanh ...27
3. Ý thức của người dân về ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường...28
II. Các giả pháp cơ bản...28
1. Cải tạo dòng chảy...28
2. Tổ chức thu gom...29
3. Phát triển khu vực sản xuất tập trung...31
4. Tuyên truyền vận động...31
5. Tổ chức nhân rộng...32
III. Kiến nghị...33