Thiết kế các nút chuyển mạch

Một phần của tài liệu Thiết kế mô phỏng báo hiệu số 7 trong mạng GSM (Trang 73 - 75)

. CHƯƠNG II: CÁC MỤC TIÊU CẦN ĐẠT VÀ KẾ HOẠCH THIẾT KẾ

3.1.Thiết kế các nút chuyển mạch

Việc thiết kế ở đây là chọn ra mô hình thích hợp cho các nút mạng báo hiệu chứ không phải là thiết kế mạch điện. Các nút của mạng báo hiệu chính là các điểm báo hiệu SP và các điểm chuyển báo hiệu STP. Việc chọn mô hình cho các SP và các STP là rất quan trọng, vì mạng có đảm bảo cho tương lai không và giá thành có hợp lý không là nhờ vào phần lớn bước đi đầu này.

Mạng báo hiệu số 7 đặc trưng bởi sự tách biệt với mạng thoại, do đó cấu trúc của nó có thể chọn tới mức tối ưu mà không ảnh hưởng tới mạng thoại.

Đầu tiên ta chọn các cấp cho tổng đài mạng. Việc chọn các cấp này tuỳ thuộc vào qui mô lớn hay nhỏ của mạng, tức là tuỳ thuộc vào dân số và nhu cầu sử dụng mạng viễn thông của các vùng trong nước.

Cấu trúc mạng có thể xây dựng như sau:

TRẦN VIỆT DŨNG - - ĐTVT LỚP K6 PSTN GSM ISC TE TA L E M S HÀ NỘI T.P. HỒ CHÍ MINH

Ở hình trên:

ISC : Tổng đài cổng quốc tế. TE : Tổng đài trung kế quốc gia. TA : Tổng đài tandem vùng.

ISC: Đảm bảo việc giao tiếp giữa ta với các nước khác có quan hệ viễn thông với nhau. Hiện nay nước ta có thể đặt 3 cổng quốc tế tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh vì nước ta có quan hệ viễn thông khá rộng rãi với các nước khác, khi xảy ra tắc nghẽn trên một tuyến nào đó trong 3 tuyến thì việc chọn tuyến sẽ dễ dàng hơn và có khả năng an toàn cao hơn.

TE: Chịu trách nhiệm liên hệ giữa các miền của đất nước đặc biệt là hai miền Bắc - Nam vì nhu cầu viễn thông ở hai niền này là cao nhất nên cũng chỉ cần đặt hai tổng đài trung kế quốc gia tại Hà Nội và T.P.Hồ Chí Minh. Khi nhu cầu viễn thông lớn nhiều nữa thì có thể đặt thêm một TE ở Đà Nẵng vì hiện nay, mạng viễn thông ở Đà Nẵng mới chỉ phát triển và bản thân Đà Nẵng cũng chỉ là một vùng nhỏ.

TA: Liên hệ giữa các vùng trong một miền giữa ba miền Bắc, Trung, Nam đều phải có Tandem, số Tandem được tính toán cụ thể tuỳ theo số vùng trong một miền.

LE: Là tổng đài vô tuyến, nó quản lý thuê bao trong địa hạt của nó nên số LE được tính theo số thuê bao trong vùng.

Phương pháp tính toán:

Căn cứ vào dân số và nhu cầu sử dụng mạng viễn thông trong từng vùng, căn cứ vào dung lượng của tổng đài hiện có ta tính được số tổng đài nội hạt trong một vùng.

Khi đã được số các tổng đài nội hạt trong vùng ta lại tính số Tandem cần có thể chuyển thông tin giữa các tổng đài Local trong một vùng với nhau,

giữa các Local của 3 niền khác nhau và các cuộc gọi đi quốc tế vì các kiểu cuộc gọi như vậy đều đi qua tổng đài Tandem.

Việc tính toán như vậy tuỳ thuộc vào tỷ lệ tương đối giữa các kiểu cuộc gọi, số vùng trong địa bàn Tandem quản lý. Chúng ta không thể thiết kế dung lượng dư thừa để thoả mãn mọi kiểu cuộc gọi vào mọi thời điểm được vì như thế không những gây tốn kém rất nhiều mà còn gây lãng phí và thất thu cho cơ quan chủ quản viễn thông.

Tiếp đó ta thiết kế các trung kế quốc gia, các trung kế này chịu trách nhiệm với các cuộc gọi ở giữa các miền với nhau.

Các cổng quốc tế gồm 3 tổng đài đặt ở 3 miền, chúng đảm bảo các cuộc gọi từ trong nước ra và từ ngoài vào, việc đấu nối các cổng quốc tế với nước ngoài có thể thực hiện bằng cáp quang, vệ tinh ...

Một phần của tài liệu Thiết kế mô phỏng báo hiệu số 7 trong mạng GSM (Trang 73 - 75)