XI. Các ti ện tr uy ề nd ẫn:
1. Các loại cáp:
a. C á p đ ồ n g t r ụ c ( c oa x i a l ) :
Là loại cáp đầu tiên được dùng trong các LAN. Cấu tạo của Cáp đồng trục gồm: • Dây dẫn trung tâm: lõi đồng hoặc dây đồng bện;
• Một lớp cách điện giữa dây dẫn phía ngoài và dây dẫn trung tâm;
• Dây dẫn ngoài: bao quanh lớp cách điện và dây dẫn trung tâm dưới dạng dây đồng bện hoặc lá. Dây này có tác dụng bảo vệ dây dẫn trung tâm khỏi nhiễu điện từ và được kết nối để thoát nhiễu;
• Ngoài cùng là một lớp vỏ nhựa-plastic bảo vệ cáp.
Cấu tạo của cáp đồng trục.
Có 2 loại cáp đồng trục: Cáp đồng trục mỏng và Cáp đồng trục dày.
Cáp đồng trục mỏng (Thin cable/Thinnet):
• Có đường kính khoảng 6 mm, thuộc họ RG-58; • Chiều dài tối đa cho phép truyền tín hiệu là 185m; • Dùng đầu nối: BNC, T connector;
• Số node tối đa trên 1 đoạn cáp là 30; • Tốc độ : 10Mbps;
• Chống nhiễu tốt; • Độ tin cậy: trung bình
• Độ phức tạp cho việc lắp đặt: trung bình; • Khắc phục lỗi kém;
• Quản lý khó;
• Chi phí cho 1 node kết nối vào: thấp;
• Ứng dụng tốt nhất: Dùng trong mạng đường trục-Backbone.
BNC connector. Sơ đồ kết nối máy tính vào hệ thống dùng Thinnet.
• Để kết nối một máy tính vào 1 phân đoạn mạng dùng cáp đồng trục mỏng, ta phải thực hiện theo sơ đồ kết nối trên.
Cáp đồng trục dày (Thick cable/Thicknet):
• Được dùng trong mạng Ethernet 10Base5; • Có đường kính khoảng 13 mm, thuộc họ RG-8; • Khoảng cách tối đa cho phép truyền tín hiệu: 500m; • Dùng đầu nối: N-series;
• Số node tối đa trên 1 đoạn cáp: 100; • Tốc độ: 10Mbps;
• Chống nhiễu tốt; • Độ tin cậy: Tốt;
• Độ phức tạp cho việc lắp đặt: cao; • Khắc phục lỗi kém;
• Quản lý: khó;
• Chi phí cho 1 node kết nối vào: trung bình;
• Ứng dụng tốt nhất: Dùng trong mạng đường trục-Backbone.
N-series connector.
Để kết nối máy tính vào một phân đoạn mạng dùng cáp đồng trục dày ta phải dùng một đầu chuyển đổi-transceiver thông qua cổng AUI của máy tính. Cách kết nối tham khảo ở phần Transceiver.
b. C á p x o ắ n đô i :
Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ. Có hai loại cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN: Cáp xoắn đôi có vỏ bọc kim loại chống nhiễu- STP Cable (Shielded twisted-Pair) và Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc kim loại chống nhiễu-UTP Cable (Unshielded Twisted- Pair).
Cáp xoắn đôi có vỏ bọc chống nhiễu STP (Shielded twisted-Pair):
Gồm nhiều cặp xoắn đôi được phủ bên ngoài một lớp vỏ làm bằng dây đồng bện. Lớp vỏ này có tác dụng chống nhiễu điện từ từ bên ngoài vào và chống phát xạ nhiễu bên trong. Lớp vỏ bọc chống nhiễu này được nối đất để thoát nhiễu. Cáp STP ít bị tác động bởi nhiễu điện và có tốc độ truyền qua khoảng cách xa cao hơn cáp UTP.
Cấu tạo cáp STP. • Khoảng cách tối đa cho phép truyền tín hiệu : 100m; • Tốc độ: 100Mbps;
• Đầu nối: STP sử dụng đầu nối DIN (DB-9).
Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded Twisted- Pair):
• Gồm nhiều cặp xoắn như cáp STP nhưng không có lớp vỏ đồng chống nhiễu. Cáp UTP được sử dụng trong mạng Ethernet 10BaseT hoặc 100BaseT. Do giá thành rẻ nên đã nhanh chóng trở thành loại cáp mạng cục bộ được ưa chuộng nhất. • Không có vỏ bọc chống nhiễu nên dễ bị nhiễu khi đặt gần các thiết bị và cáp khác
do đó thông thường dùng để đi dây trong nhà. Đầu nối dùng RJ- 45
Cáp UTP được phân thành các loại sau :
Loại 1: có 2 cặp dây xoắn, dùng truyền tín hiệu âm thanh, tốc độ < 4Mbps, ứng dụng trong mạng PSTN;
Loại 2: có 4 cặp dây xoắn, tốc độ lên đến 4 Mbps, ứng dụng trong mạng Token Ring over UTP.
Loại 3: có 4 cặp dây xoắn, 3 mắt xoắn trên mỗi foot, tốc độ lên đến 10 Mbps, dùng truyền tín hiệu thoại rất tốt.
Loại 4: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ đạt được 16Mbps có thể lên đến 20Mbps, ứng dụng cho mạng Token Ring tốc độ cao.
Loại 5: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ 100 Mbps có thể đạt 1Gbps, ứng dụng trong mạng Fast Ethernet.
Loại 5e: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ 1Gbps, giá thành cao hơn loại 5, ứng dụng trong mạng Giga Ethernet.
Loại 6: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ từ 1Gbps đến 10Gbps, được chỉ định thay thế cho loại 5e, ứng dụng trong mạng Super Ethernet.
Đặc điểm của cáp UTP:
• Khoảng cách tối đa cho phép truyền tín hiệu: 100m; • Lắp đặt: dễ dàng;
• Khắc phục lỗi: tốt; • Quản lý: dễ dàng; • Chi phí: thấp;
• Ứng dụng: mạng LAN.
Ngoài cáp STP và UTP còn có cáp xoắn có vỏ bọc ScTP-FTP ( Screened Twisted- Pair) : FTP là loại cáp lai tạo giữa cáp UTP và STP, nó hỗ trợ chiều dài tối đa 100m:
Cấu tạo cáp ScTp-FTP. Cáp UTP và STP sử dụng đầu nối RJ-11, RJ-45:
Các kỹ thuật bấm cáp mạng:
• Chuẩn kết nối cáp của đầu nối RJ-45 được chia thành 2 chuẩn: T-568A và T-568B, được phân chia theo mã màu trên cáp UTP và cáp STP như sau:
• Cáp thẳng (Straight- Through cable): là cáp dùng để nối PC và các thiết bị mạng như Hub, Switch…. Cáp thẳng theo chuẩn 10/100 Base-T dùng 2 cặp cáp xoắn nhau và dùng chân 1,2,3,6 trên đầu RJ-45. Cặp dây xoắn thứ nhất nối vào chân 1,2, cặp dây xoắn thứ hai nối vào chân 3,6. Đầu cáp còn lại dựa vào màu nối vào chân
của đầu RJ-45 ban đầu và nối tương tự:
• Cáp chéo (Crossover cable): là cáp dùng nối trực tiếp giữa hai thiết bị giống nhau như PC-PC, Hub - Hub, Switch - Switch. Cáp chéo trật tự dây cũng giống như cáp thẳng nhưng đầu dây còn lại phải chéo cặp dây xoắn sử dụng.
• Cáp Console: dùng để nối PC vào các thiết bị mạng chủ yếu dùng để cấu hình các thiết bị. Thông thường khoảng cách dây Console ngắn nên chúng ta không cần chọn cặp dây xoắn, mà chọn theo màu từ 1-> 8 sao cho dễ nhớ và đầu bên kia theo thứ tự ngược lại từ 8->1.
c. C á p q u a n g ( F i be r - O pt i c ca b l e) :
Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp nhằm phản chiếu các tín hiệu . Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) với băng thông cực cao nên không gặp các sự cố về nhiễu hay bị nghe trộm. Cáp dùng nguồn ánh sáng lasers, diode phát xạ ánh sáng. Cáp rất bền và độ suy tần tín hiệu rất thấp nên đoạn cáp có thể dài đến vài km. Băng thông cho phép đến 2Gbps. Nhưng cáp quang có khuyết điểm là giá thành cao và khó lắp đặt.
Các loại cáp quang:
• Loại lõi 8.3 micron, lớp lót 125 micron, chế độ đơn. • Loại lõi 50 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ. • Loại lõi 62.5 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ. • Loại lõi 100 micron, lớp lót 140 micron, đa chế độ.
Hộp đấu nối cáp quang: do cáp quang không thể bẻ cong nên khi nối cáp quang vào các thiết bị khác chúng ta phải thông qua hộp đấu nối.
Đầu nối cáp quang: đầu nối cáp quang rất đa dạng thông thường trên thị trường có các đầu nối như sau: FT, ST, FC …
Sơ đồ đấu nối của cáp quang.