IV. Đánh giá ưu, nhược điểm của hoạt động đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp Nhà nước
2. Đối với công ty cổ phần
3.2.4 Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước
Vốn nhà nước – dễ bị coi là “của chùa”- vì vậy phải làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể trực tiếp tham gia quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư này.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan này thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, các cơ chế chính sách, thanh tra, kiểm tra.
- Chủ đầu tư: Đối với mọi trường hợp phải đồng thời là đơn vị khai thác, vận hành, sử dụng dự án đầu tư khi hoàn thành.
- Những biện pháp tổng thể:
+ Phân công, phân cấp rõ ràng, xây dựng chế độ trách nhiệm của các chủ
thể tham gia các giai đoạn của dự án. Thực hiện quản lý dự án trong mọi giai đoạn, từ giai đoạn lập - duyệt – quyêt định dự án đầu tư đến khi dự án hoàn thành kết thúc đưa vào sử dụng.
+ Xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan của pháp luật
hiện hành: Xây dựng và sớm thông qua luật qui hoạch, luật quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước và các quy định chế tài cụ thể chi tiết đủ mạnh, đủ sức răn đe, bổ sung sửa đổi các qui định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo.... cho phù hợp với thực tế, xoá bỏ cơ chế chống khép kín, thực hiện cơ chế công khai minh bạch, cơ chế cạnh tranh cho phù hợp với xu thế hội nhập và các quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập.
+ Phát triển, khuyến khích hình thức tín dụng đầu tư thay cho hình thức cấp phát đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có khả năng thu hồi vốn.
+ Đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo các định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp. Chuyển hình thức giá xây dựng theo khu vực
sang hình thức xác định giá xây dựng theo công trình xây dựng thực tế phù hợp với yêu cầu riêng và với yếu tố khách quan của thị trường.
+ Tăng cường vai trò giám sát, tư vấn phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội, của cộng đồng đối với các dự án lớn, quan trọng ở trung ương và địa phương.
KÊT LUẬN
Như ta đã thấy, đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư và các nguồn lực mang tính quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp muốn phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong nước cũng như nước ngoài thì phải không ngừng tiến hành đầu tư phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Đưa nền kinh tế đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường đinh hướng Xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý sửa đổi của cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn nữa.