Đánh giá hiệu năng của chương trình cải tiến

Một phần của tài liệu PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG TỪ CHỐI DỊCH VỤ PHÂN TÁN VÀO CÁC WEBSITE (Trang 52 - 56)

Để đánh giá hiệu năng của chương trình cải tiến so với chương trình gốc, ta thực hiện so sánh thời gian truy cập của hai chương trình vào một số địa chỉ khác nhau. Cụ thể, qua việc đo thời gian truy cập trung bình vào một số trang web, ta được kết quả như bảng dưới:

Địa chỉ Truy cập trực tiếp Phiên bản gốc Phiên bản cải tiến http://nhom3.k51mmt.net.vn/main/news4st.htm 0.48 1.34 1.27 http://nhom3.k51mmt.net.vn/main/test.htm 0.84 2.97 3.12 http://www.google.com 1.42 2.31 2.25

Hình 7: Thời gian truy vấn trung bình của các chương trình vào một số trang web. Các chương trình đều được chạy với kiến trúc mạng bao phủ gồm có 3 node.

Thực hiện đánh giá hiệu năng của chương trình cải tiến so với chương trình gốc thông qua việc so sánh thời gian truy cập trong trường hợp bị tấn công theo các kịch bản 1 và 2, ta được kết quả như sau:

Địa chỉ Trực tiếp Phiên bản gốc (cả hai kịch Phiên bản cải tiến (kịch bản 1) Phiên bản cải tiến (kịch bản

bản) lần truy cập đầu

tiên 2) từ lần thứ 4

news4st.htm_local 0.48 Không kết nối 14.53 2.46

test.htm_local 0.84 Không kết nối 15.19 3.57

www.google.com 1.42 Không kết nối 16.34 3.22

Hình 8: Thời gian truy vấn trung bình của các chương trình vào một số trang web khi thực hiện chạy với kịch bản 1 và 2. Với phiên bản gốc, kết quả luôn là không thể kết nối. Kiến trúc mạng bao phủ gồm 3 node. Với kịch bản 1 cơ chế phát hiện để thay đổi mất 12 giây. Với kịch bản 2 từ lần thứ 4 truy vấn mới thành

công.

Các đo đạc cho thấy rõ sự bất lực của kiến trúc gốc khi 100% thử nghiệm đều không thể kết nối với trường hợp node trong mạng bao phủ bị chiếm dụng và tấn công

hệ thống. Cơ chế cải tiến cho thấy một kết quả chấp nhận được và rất khả quan cho triển khai.

Qua thời gian nghiên cứu về phòng chống tấn công từ chối dịch vụ, đặc biệt là qua quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Phòng chống tấn công từ chối dịch vụ phân tán vào các Website”, tôi đã nắm được những kĩ thuật phòng chống tấn công từ chối dịch vụ và những kiến thức về mạng bao phủ, từ đó xây dựng và triển khai được kiến trúc WebSOS nhằm hạn chế được các tấn công từ chối dịch vụ vào các mục tiêu Website. Những kết quả chính mà tôi đã đạt được cũng như các kết quả hướng tới, có thể được tổng kết lại như dưới đây:

Một phần của tài liệu PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG TỪ CHỐI DỊCH VỤ PHÂN TÁN VÀO CÁC WEBSITE (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w