Nguyên lý truyền thông đa hướng qua mạng IP

Một phần của tài liệu MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHO DỊCH VỤTRUYỀN THÔNG ĐA HƯỚNG THỜI GIAN THỰC QUA MẠNG IP (Trang 28 - 31)

5. Kết cấu của luận án

1.2.3Nguyên lý truyền thông đa hướng qua mạng IP

Cấu trúc hệ thống truyền thông đa hướng được thể hiện trên hình 1.6. Tham gia phiên truyền thông đa hướng bao gồm các máy trạm đầu cuối và hệ thống các thiết bị mạng trung gian bao gồm các bộđịnh tuyến, các nút chuyển mạch và các tuyến liên kết.

Mạng đường trục đa hướng MBONE [12] được xây dựng nhằm đánh giá các ứng dụng cũng như các giao thức được xây dựng phục vụ truyền thông multicast dữ

Hình 1. 6: Cấu trúc hệ thống truyền thông đa hướng qua mạng IP

MBONE được thiết kế hoạt động ở lớp trên của Internet và được cấu thành bởi mạng lưới các ốc đảo multicast. Các ốc đảo giao tiếp với mạng bên ngoài thông qua một bộ định tuyến có khả năng xử lý các gói IP multicast thông qua hỗ trợ giao thức quản lý nhóm Internet IGMP và các giao thức định tuyến khác được xác định là một MRouter hay IP Multicast Router. Tiếp giáp với các ốc đảo là các bộđịnh tuyến IP truyền thống chỉ hỗ trợ xử lý các gói IP unicast được xác định là các URouter (IP Unicast Router). Các MRouter của các mạng khác nhau kết nối thông qua các liên kết ảo từ điểm tới điểm thông qua cơ chế đường hầm - tunneling. Kết quả là MBONE được hình thành nhờ tập hợp các MRouter được nối với nhau bởi các đường hầm bao phủ toàn mạng.

Hình 1. 8: Đóng gói IP multicast theo cơ chế tunneling

Đường hầm là cơ chế cho phép chuyển gói dữ liệu multicast từ MRouter nguồn đến MRouter đích thông qua các bộđịnh tuyến. MRouter nguồn thực hiện đóng gói và chuyển tiếp dữ liệu. Việc đóng gói theo cơ chế đường hầm thực hiện bổ sung thêm phần tiêu đề IP mới với địa chỉ đích là địa chỉ IP unicast của MRouter ở đầu bên kia của đường hầm và địa chỉ nguồn là địa chỉ IP unicast của MRouter đang gửi gói tin đó.

Hình 1. 9: Cơ chếđường hầm liên kết các MRouter

Các bộ định tuyến trung gian nằm trên tuyến liên kết từ MRouter nguồn đến MRouter đích sẽ xem gói này như gói dữ liệu unicast bình thường và truyền đi theo thông tin trong bảng định tuyến unicast. Ốc đảo multicast đích ở phía bên kia của

đường hầm sẽ nhận gói unicast này và tách phần header đã được thêm vào rồi sau

xem như đến từ MRouter lân cận và trong suốt đối với các bộ định tuyến trung gian. Đường đi trung gian đã bị ẩn đi đối với bộ định tuyến này. Khi đó các MRouter xử lý các gói IP multicast tương tự như các bộđịnh tuyến xử lý các gói IP unicast như thể hiện trên hình 1.8.

Như thể hiện trên hình 1.1, MRouter R2 muốn gửi một gói tin IP đa hướng tới MRouter R5. Trước hết, R2 sẽ đóng vỏ gói tin (chuyển từ gói IP đa hướng thành gói IP đơn hướng) rồi chuyển tiếp tới URouter R3. Gói đa hướng này sẽ đi theo tuyến R3-R7-R8-R5. Như vậy, theo cơ chế đường hầm, với MRouter R5 thì gói tin này được xử lý với địa chỉ nguồn đến từ R2.

Một phần của tài liệu MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHO DỊCH VỤTRUYỀN THÔNG ĐA HƯỚNG THỜI GIAN THỰC QUA MẠNG IP (Trang 28 - 31)