Non nước Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu Hiện trạng tuyến điểm du lịch (Trang 44 - 47)

Ngũ Hành Sơn nằm giữa sông Hàn và biển Đông gồm 6 ngọn núi quây quần thành một cụm. Đó là Thuỷ Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn và hai quả núi liền kề nhau với tên gọi Dương hoả sơn và Âm Hoả Sơn.

Đường lên Thuỷ Sơn đá xếp thành bậc dẫn tới chùa Tam Thái ở lưng chừng núi thờ phật Di Lặc và 18 vị La Hán. Sau lưng chùa là hang động lớn nhất và nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn là động Huyền Không. Cách ngày nay 10 thế kỷ , động huyền không là nơi thờ các vị thần Ấn Độ giáo, sau đó là Phật

giáo, của người Chàm.Chân núi Ngũ Hành Sơn là nơi tập chung các nghệ nhân với nghề chạm khắc đá tinh sảo, nổi tiếng từ lâu đời, góp phần làm tăng vẻ đẹp

Xưa nay người ta đã gọi với nhiều tên khác nhau: Bạch Hoa Ngũ Chỉ Sơn, Ngũ Uẩn Sơn, Phổ Đà Sơn, núi Cẩm Thạch, núi đá Hội An... Tên phổ biến ngày nay là Ngũ Hành Sơn. Năm 1837, vua Minh Mạng ngự du và nhận ra thế đứng của 5 ngọn núi ở đây theo phương vị ngũ hành của thuyết kinh dịch Đông Phương, nên đã đặt tên 5 ngọn núi là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn và cho khắc tên vào núi. Trong số đó Thủy Sơn là ngọn núi lớn nhất Thủy Sơn nằm trên một khoảng đất rộng chừng 15 ha, có hình dáng một khối đá dựng đứng, đỉnh núi kéo dài chia thành ba ngọn: Thượng Thai, Trung Thai và Hạ Thai tạo thành hình sao Tam Thai, vì vậy trên ngọn núi này có một ngôi chùa cũng mang tên Tam Thai.

Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn có rất nhiều hang động: Hoa Nghiêm, Linh Nham, Thiên Phước Địa, Vân Nguyệt, Tam Thanh, Âm Phủ, Chiêm Thành, Vân Thông, Tàng Chơn... trong số đó động Huyền Không là động đẹp nhất. Động có hình thuỗn với chu vi 20 - 30m, vòm động cao khoảng 30m, nền động bằng phẳng và sạch sẽ. Vào trong hang ta thấy có những luồng ánh sáng từ trên cao chiếu qua lỗ trống trên vòm động càng tăng thêm vẻ lung linh huyền ảo. Trong động có chùa Trang Nghiêm với hang Vú Đá và Hốc Đá. Trên vách động nổi bật một pho tượng Phật rêu phong với thời gian, vẻ trầm tư mặc tưởng trong thế giới tĩnh lặng. Cảnh trí nơi đây tạo cho ta cảm giác như đang sống giữa thế giới

Ngũ Hành Sơn cái đẹp không chỉ ở bản thân 5 ngọn núi nhỏ mà cònhững cảnh đẹp chung quanh khi ta được đứng trên 1 trong 5 ngọn núi phóngtầm nhìn. Đời Minh Mạng năm thứ 18 đã dựng bia Vọng Hải Đài cạnh chùa Linh Ứng để đánh dấu một chỗ ngoạn cảnh đẹp khi phóng tầm nhìn ra biển đông. Màu trời xanh diệu mắt, tiếp giáp màu biển xanh ngọc bích trải dài như vô tận. Ở hướng ngược lại, Ngũ Hành Sơn trông xuống một dòng sông. Nước ở đây trở thành một dải lụa trắng mềm mại, nằm uốn lượn ven chân núi, ôm lấy len vào những cánh đồng ruộng xanh rờn khá hiếm hoi ở các vùng châu thổ miền Ngũ Hành Sơn, cũng nước, cũng đất, cũng đá, cũng cây, cũng trời, cũng bể như nhiều nơi khác trên nước Việt, nhưng dường như có một bàn tay khéo léo xếp đặt nơi đây khiến vùng non nước này bỗng trở nên hữu tình, kỳ ảo. Lảng vảng chất huyền ảo cổ sơ như vẫn thân ái gần gũi với đời thường bởi bao giờ cũng như bây giờ, người con của vùng đất Ngũ Hành này vẫn sống thanh thản.

Ngày nay, khi đến tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn du khách được chứng kiến nhiều cảnh quan mới do bàn tay con người tôn tạo. Ngoài ngọn Thủy Sơn với hai đường lên đỉnh núi bằng hàng ngàn bậc đá ốp lát, du khách còn có thể tìm đến ngọn Thổ Sơn với những rừng thông, rừng tùng ngày đêm vi vu trong gió, hoặc có thể đi du thuyền trên sông Sen trước mặt chùa Quan Thế

Âm và thưởng thức chén chè hạt sen thơm ngát cùng các món đặc sản chế biến từ sen ngay trên thuyền giữa trời nước mênh mông.

Một phần của tài liệu Hiện trạng tuyến điểm du lịch (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w