Cấu trúc và nguyên lí hoạt động của thiết bị

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ CHUYỂN ĐỔI BƯỚC SÓNG TRONG MẠNG WDM (Trang 37 - 38)

(Hình 3.1) là hình ảnh cấu tạo của SIPAS. SIPAS là một giao thoa kế Sagnac với một cấu trúc khuyếch đại nền (PAS), mà là giao thoa kế Mach-Zehner (MZI) có các SOA không nhạy cảm phân cực trong mỗi bên. SOA có một cấu trúc phủ pn. Các giao thoa kế cấu trúc các ống dẫn sóng bị động có cấu trúc high-mesa. SIPAS chế tạo nguyên khối bằng cặp high-mesa và được chôn các ống dẫn sóng. Độ dài SOA là 600 µm và tổng kích thước chip là 4.5mm×1.5 mm.

Nguyên lí hoạt động thiết bị này được chỉ ra trong (hình 3.2). Một ánh sáng CW vào được chia thành ánh sáng đi theo chiều kim đồng hồ (CLW) và CCW. Khi PAS

được đặt không đối xứng trong vòng lặp, các ánh sáng CLW và CCW tiếp cận SOA tại các thời điểm khác nhau, dẫn tới sự khác biệt pha điều chế giữa CLW và CCW khi ánh sáng tín hiệu được đưa vào SOA. Sau khi trải qua vòng lặp, CLW và CCW được chồng vào nhau và truyền dẫn tới cổng ra nhờ DPM. Chúng ta đặt PAS lệch 0,5mm so với cửa sổ chuyển mạch của DPM tương đương ~11ps. Điều này cho phép hoạt động tốc độ cao trên 40 Gbit/s. Vì PAS là một bộ đo giao thoa Mach-Zehnder đối xứng nên nó có thể được đặt ở chế độ xuyên ngang bằng cách tiêm cùng một dòng điều khiển vào cả hai SOA. Trong trạng thái này tín hiệu và ánh sáng CW được đưa ra các cổng ra khác nhau nếu chúng được đưa vào từ các cổng vào khác nhau vì thế tín hiệu sẽ không thể tham gia vòng lặp và tạo ra chuyển đổi bước sóng bộ lọc hoàn toàn.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ CHUYỂN ĐỔI BƯỚC SÓNG TRONG MẠNG WDM (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w