2.5.1 Đặc tính chuyển mạch
Mạng chuyển mạch kênh truyền thống có thểđược minh hoạđơn giản như sau:
Softswitch
M¹ng IP/ MPLS
Máy điện thoại SIP Máy điện thoại
analog
Báo hiệu
Báo hiệu Kết nối RTP
Hình 2.4: Chuyển mạch kênh
Tổng đài là một thiết bị hết sưc phức tạp thực hiện việc số hoá tín hiệu thoại của thuê bao (nếu là thuê bao analog chứ không phải là ISDN) và thực hiện chuyển mạch, ghép các luồng PCM tín hiệu số.
Trong các hệ thống chuyển mạch mềm chúng ta có nhiều module tương tác với nhau:
Hình 2.5: Thành phần của mạng chuyển mạch NGN
Một cách đơn giản, chúng ta có thể hiểu softswitch là hệ thống chuyển mạch dựa trên phần mềm, thực hiện được chức năng của các tổng đài điện tử truyền thống. Softswitch là hệ thống mềm dẻo, tích hợp được cả chức năng của tổng đài nội hạt hoặc tandem với chức năng tổng đài doanh nghiệp (PBX). Hơn nữa softswitch t ra sự liên kết giữa mạng IP và mạng PSTN truyền thống, điều khiển và chuyển mạch lưu lượng hỗn hợp thoại-dữ liệu-video.
Phone Switch Phone Phone Phone Phone Phone SS7/IP Gteway Media
Gteway Modules Billing Softswitch
(hay MGC)
Database Application
Trong hình 2.5 ta thấy có các module sau: MGC (Media Gateway Controller), SS7/IP gateway, MG (Media Gateway) khối tính cước và cơ sở dữ liệu. MGC còn được gọi là softswitch, chính là phần lõi của mạng NGN. Khác với tổng đài truyền thống softswitch chạy trên nền máy tính chuẩn và tất cả chức năng chuyển mạch do phần mềm đảm nhiệm.
Bảng 2.1: So sánh các đặc tính chuyển mạch của tổng đài truyền thống và softswitch
Softswitch Tổng đài PSTN
Phương pháp chuyển
mạch Phần mềm Điện tử
Kiến trúc Phân tán, theo các chuẩn mở Riêng biệt của từng nhà
sản xuất Khả năng tích hợp với ứng dụng của nhà cung cấp khác Dễ dàng Khó khăn Khả năng thay đổi mềm dẻo Có Khó khăn Giá thành Rẻ, khoảng bằng một nửa tổng đài điện tử Đắt
Khả năng nâng cấp Rất cao Rất tốt, tuy có hạn chế hơn
Giá thành của cấu hình cơ bản Thấp, giá thành thay đổi gần như tuyến tính với số lượng thuê bao. Cấu hình cơ bản có thể sử dụng cho mạng doanh nghiệp Rất cao, tổng đài PSTN không thích hợp cho mạng doanh nghiệp
Truyền thông đa phương
tiện Có Rất hạn chế
Hội nghị truyền hình Tốt hơn Có
Lưu lượng Thoại, fax, dư liệu, video Chủ yếu là thoại và fax Thiết kế cho độ dài cuộc
2.5.2 Cấu trúc hai mạng có sự khác biệt
Hình 2.6: Cấu trúc của chuyển mạch mềm
Hình 2.7: Cấu trúc của chuyển mạch kênh
Nhận xét: Cả 2 dạng chuyển mạch đều sử dụng phương pháp ghép kênh trước khi thực sự chuyển mạch.
Như trên hình vẽ ta cũng thấy rõ trong chuyển mạch mềm các thành phần cơ bản của hệ thống chuyển mạch là các module riêng biệt nhau, phần mềm xử lý điều khiển cuộc gọi không phụ thuộc vào phần cứng chuyển mạch vật lý cũng như môi trường lõi truyền
thông tin. Còn đối với mạng truyền thống thì tất cả các thành phần đều tích hợp trong 1 phần cứng.
Cấu trúc của tổng đài TDM truyền thống và softswitch được so sánh trên hình sau:
Error!
Hình 2.8: Cấu trúc tổng đài điện tử và softswitch
2.5.3 Quá trình xử lý cuộc gọi
Để tiện so sánh ở đây, cuộc gọi trong mạng chuyển mạch kênh sử dụng báo hiệu số 7. Đối với chuyển mạch mềm, cuộc gọi được thực hiện giữa 2 thuê bao điện thoại (vẫn sử dụng báo hiệu số 7) trong mạng PSTN với nhau thông qua mạng lõi của mạng thế hệ mới NGN.
2.5.3.1 Cuộc gọi chuyển mạch kênh
Quá trình này gồm những giai đoạn sau: (1) Thuê bao chủ gọi (TBCG): nhấc máy.
(2) Tổng đài chủ gọi (TĐCG): gửi âm mời quay số cho thuê bao chủ gọi. (3) TBCG: quay số.
(4) TĐCG: thu số, phân tích và định tuyến để chuyển cuộc gọi đến đích. Bản tin SS7 được chuyển đến tổng đài đích.
(5) Tổng đài bị gọi (TĐBG): thu bản tin SS7, xác định trạng thái của thuê bao bị gọi (TBBG) (bận hay rỗi) và cấp tín hiệu chuông nếu TBBG rỗi. Đồng thời cũng gửi bản tin SS7 thông báo cho TĐCG trạng thái của TBBG.
(6) TBBG: nhấc máy. Giải pháp chọn gói (phần cứng, phần mềm, ứng dụng) thuộc quyền của nhà cung cấp Khách hàng bị phụ
thuộc vào nhà cung cấp ngày một chặt chẽ hơn, giải pháp có thể rất đắt tiền khi triển khai và bảo dưỡng
Giải pháp của nhiều nhà cung cấp tại tất cả các mức khi tuân theo chuẩn mở của thiết bị Khách hàng tự do lựa chọn sản phẩm tốt nhất để xây dựng mạng. Tiêu chuẩn mở thúc đẩy phát triển và giảm giá thành. Chuyển mạch kênh Chuyển mạch mềm
Phần cứng truyền tải Điều khiển gọi mềm Dịch vụ, ứng dụng, tính năng (quản lý giám sát nền tảng) P R O P R I E T A R Y Dịch vụ và ứng dụng Điều khiển gọi và chuyển mạch Phần cứng truyền tải APIs APIs
(7) TĐBG thiết lập kết nối, TĐCG bắt đầu tính cước. (8) TBCG và TBBG: đàm thoại.
(9) TBCG hoặc TBBG đặt máy: cuộc gọi kết thúc.
(10) TĐCG và TĐBG: ngừng tính cước, bản tin kết thúc cuộc gọi được trao đổi.
* Lưu đồ xử lý gọi (hình 2.9)
Hình 2.9: Lưu đồ xử lý cuộc gọi trong chuyển mạch kênh
2.5.3.2 Cuộc gọi chuyển mạch mềm
(1) Khi có một thuê bao nhấc máy (thuộc PSTN) và chuẩn bị thực hiện cuộc gọi thì tổng đài nội hạt quản lý thuê bao đó sẽ nhận biết trạng thái nhấc máy của thuê bao. SG nối với tổng đài này thông qua mạng SS7 cũng nhận biết được trạng thái mới của thuê bao.
(2) SG sẽ báo cho MGC trực tiếp quản lý mình thông qua CA-F, đồng thời cung cấp tín hiệu mời quay số cho thuê bao. Ta gọi MGC này là MGC chủ gọi.
(3) MGC chủ gọi gửi yêu cầu tạo kết nối đến MG nối với tổng đài nội hạt ban đầu nhờ MGC-F. Rung chuông Telephone Đàm thoại STP Local SW Local SW Telephone ee Nhấc máy, nhấn số IAM Đàm thoại Ringback tone Nhấc máy STP ACM ANC CBK RLG CLF Gác máy Gác máy
(4) Các con số quay số của thuê bao sẽđược SG thu và chuyển tới MGC chủ gọi.
(5) MGC chủ gọi sử dụng những số này để quyết định công việc tiếp theo sẽ thực hiện. Cụ thể : các số này sẽ được chuyển tới chức năng R-F, R-F sử dụng thông tin lưu trữ của các máy chủđể có thểđịnh tuyến cuộc gọi. Trường hợp đầu cuối đích cùng loại với đầu cuối gọi đi (tức đều là thuê bao PSTN):
- Nếu thuê bao bị gọi cùng thuộc MGC chủ gọi, tiến trình theo bước (7).
- Còn nếu thuê bao này thuộc sự quản lý của một MGC khác, tiến trình theo bước (6).
(6) MGC chủ gọi sẽ gửi yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến một MGC khác. Nếu chưa đến đúng MGC của thuê bao bị gọi (ta gọi là MGC trung gian) thì MGC này sẽ tiếp tục chuyển yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến MGC khác cho đến khi đến đúng MGC bị gọi. Trong quá trình này, các MGC trung gian luôn phản hồi lại MGC đã gửi yêu cầu đến nó. Các công việc này được thực hiện bởi CA-F.
(7) MGC bị gọi gửi yêu cầu tạo kết nối với MG nối với tổng đài nội hạt của thuê bao bị gọi (MG trung gian).
(8) Đồng thời MGC bị gọi gửi thông tin đến SG trung gian, thông qua mạng SS7 để xác định trạng thái của thuê bao bị gọi.
(9) Khi SG trung gian nhận được bản tin thông báo trạng thái của thuê bao bị gọi (giả sử là rỗi) thì nó sẽ gửi ngược thông tin này trở về MGC bị gọi.
(10) Và MGC bị gọi sẽ gửi phản hồi về MGC chủ gọi để thông báo tiến trình cuộc gọi. (12) MGC bị gọi gửi thông tin để cung cấp tín hiệu hồi âm chuông cho MGC chủ gọi, qua
SG chủ gọi đến thuê bao chủ gọi.
(13) Khi thuê bao bị gọi nhấc máy thì quá trình thông báo tương tự như các bước trên: qua nút báo hiệu số 7, qua SG trung gian đến MGC bị gọi, rồi đến MGC chủ gọi, qua SG chủ gọi rồi đến thuê bao thực hiện cuộc gọi.
(14) Kết nối giữa thuê bao chủ gọi và thuê bao bị gọi được hình thành thông qua MG chủ gọi và MG trung gian..
(15) Khi kết thúc cuộc gọi thì quá trình sẽ diễn ra tương tự như thiết lập cuộc gọi. * Lưu đồ xử lý gọi (hình 2.10)
Hình 2.10: Lưu đồ xử lý cuộc gọi trong chuyển mạch mềm
Cả 2 cách thức thực hiện cuộc gọi trên (chuyển mạch mềm hay chuyển mạch kênh) đều phải thiết lập kết nối trước khi thực hiện đàm thoại.
Trong chuyển mạch kênh, kênh báo hiệu và kênh thoại là 2 kênh khác nhau nhưng cùng truyền đến 1 điểm xử lý trên cùng kết nối vật lý (kênh báo hiệu được thiết lập trước, sau đó kênh thoại mới được thiết lập).
Nhấc máy, nhấn số Ringback tone Rung chuông Nhấc máy trả lời IAM IAM CRCX OK Invite CRCX OK IAM IAM ACM ACM ACM ACM ANM ANM 183 200 MDCX OK ACK SS7 SIGTRAN MGCP SIP ANM ANM
Thông tin thoại
Đàm thoại Đàm thoại
Trong khi đó đối với chuyển mạch mềm thì 2 kênh này không chỉ là 2 kênh riêng biệt mà chúng còn được truyền trên 2 kết nối khác nhau: thông tin báo hiệu được truyền qua SG và thông tin thoại được truyền qua MG.
2.6 Các ứng dụng chính
Trong mục này chúng ta sẽ xem xét các ứng dụng chính của softswitch:
Ứng dụng làm SS7 PRI Gateway
Ứng dụng trong tổng đài chuyển tiếp chuyển mạch gói (packet tandem)
Ứng dụng tổng đài nội hạt
2.6.1 Ứng dụng làm SS7 PRI Gateway (giảm tải Internet)
Ứng dụng này nhằm vào các nhà khai thác dịch vụ thoại cạnh tranh, những doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp giá thành thấp thay cho chuyển mạch kênh truyền thống để cung cấp giao diện PRI cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phục vụ các đường truy nhập dial-up.
Sự bùng nổ truy cập Internet (qua đường dial-up) và khuynh hướng của các ISP muốn kết nối các Modem Server của họ với các luồng PRI làm cho các nhà cung cấp dịch vụ nhanh chóng cạn hết cổng PRI hiện có. Hơn thế nữa, các kênh PRI do các ISP thuê thường mang lại cho các nhà khai thác tổng đài lợi nhuân ít hơn so với các kênh PRI khác.
Bên cạnh việc làm cạn kiệt các kênh PRI, lưu lượng truy cập Internet qua đường dial-up làm quá tải và tắc nghẽn cho mạng chuyển mạch kênh. Bởi vì chuyển mạch kênh vốn được thiết kế để phục vụ các cuộc gọi có độ dài trung bình khoảng 3 phút, nên khoảng thời gian trung bình tăng thêm do truy cập Internet, vào cỡ 35 phút, có xu hướng làm suy kiệt tài nguyển tổng đài, tăng số lượng cuộc gọi không thành công. Và để duy trì chất lượng thoại cho các khách hàng sử dụng dịch vụđiện thoại thực sự, các nhà khai thác phải chọn một trong hai phương án: mua thêm tổng đài, hoặc cung cấp cho các ISP các kênh PRI có lưu lượng tải thấp; cả hài phương án này đều tương đương nhau về mặt đầu tư.
Phần bên trái trong hình 2.11 minh hoạ mô hình mạng hiện nay của các nhà khai thác tổng đài nội hạt, nó cho thấy các kênh PRI phục vụ thông tin thông thường và phục vụ các ISP là như nhau. Và bởi vì phần lớn thuê bao Internet nằm ở phía thiết bị của nhà
khai thác cấp cao hơn nên phần lớn lưu lượng số liệu từ modem sẽđi qua các kênh kết nối giữa thiết bị của nhà khai thác cấp cao và nhà khai thác cạnh tranh, hơn nữa không có sự phân biệt giữa lưu lượng thoại và lưu lượng số liệu Internet, điều đó dẫn đến tình trạng chuyển mạch của nhà khai thác cạnh tranh trở thành một “nút cổ chai” trên mạng. Modem vẫn sẽ là phương tiện thông dụng nhất để kết nối Internet trong một thời gian nữa, thực tế đó đòi hỏi các nhà khai thác tìm ra một giải pháp kinh tế cung cấp kênh PRI cho các ISP và chuyển các kênh PRI họđang dùng cho các khách hàng điện thoại truyền thống.
Softswitch
Hình 2.11: Ứng dụng làm SS7 PRI Gateway của softswitch
Ứng dụng softswitch làm SS7 PRI gatewat là một trong những giải pháp trong tình huống này. Như phần bên phải của hình trên cho thấy, softswitch và media gateway được đặt ở trung kế liên tổng đài giữa nhà khai thác cấp cấp và nhà khai thác cạnh tranh. Chuyển mạch kênh kết nối với MG bằng giao diện TDM chuẩn còn liên lạc với softswitch thông qua báo hiệu số 7. Các modem server của ISP vì thế sẽ được chuyển sang kết nối với Media Gateway, giải phóng các luồng PRI cho chuyển mạch kênh TDM truyền thống. Khi cuộc gọi Internet (dial-up) hướng tới ISP từ phía tổng đài cấp cao, nó sẽđi qua trung kế tới MG rồi được định hướng tới ISP từ phía tổng đài cấp cao, nó sẽđi qua trung kế tới MG rồi được định hướng trực tiếp tới modem server mà không qua chuyển mạch kênh như trước. Các cuộc gọi thoại vẫn diễn ra như bình thường.
Bên cạnh việc cung cấp các kênh PRI giá thành thấp, chịu được các cuộc gọi thời gian trung bình lâu hơn so với trước đây, ứng dụng SS7 PRI Gateway còn có khả năng cung cấp các dịch vụ mới VoIP.
2.6.2 Ứng dụng tổng đài Packet tandem
a) Giảm tải các tổng đài chuyển tiếp
Ứng dụng Packet Tandem hướng vào các nhà cung cấp dịch vụ thoại truyền thống với mong muốn giảm vốn đầu tư và chi phí điều hành các tổng đài quá giang chuyển mạch kênh hiện nay, ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ mới về số liệu. Giải pháp chuyển mạch TDM hiện nay đang bộc lộ dần nhược điểm trước nhu cầu ngày càng tăng nhưng rất thất thường của lưu lượng thông tin thoại nội hạt (phát sinh do truy nhập Internet), vô tuyến và đường dài.
Phần bên trái của hình 2.12 cho thấy một mạng tổng đài TDM cấp thấp nhất (lớp 5, tổng đài nội hạt, MSC của mạng di động…) được nối với nhau và nối tới tổng đài chuyển tiếp cấp cao hơn (lớp 3, 4) bằng một mạng lưới trung kế điểm - điểm khá phức tạp. Khi một cuộc gọi diễn ra giữa hai tổng đài cấp thấp, thông tin sẽđi trên trung kế nối trực tiếp giữa hai tổng đài, nếu đường nối trực tiếp đã sử dụng hết, cuộc gọi có thểđược định tuyến thông qua tổng đài chuyển tiếp. Một số cuộc gọi (ví dụ như truy nhập hộp thoại hay quay số bằng giọng nói…) lại được định tuyến trực tiếp tới tổng đài chuyển tiếp để sử dụng các tài nguyên tập trung phục vụ cho các dịch vụ cao cấp. Kiến trúc này đã được sử dụng nhiều năm nay, và cũng đã được cải tiến rất nhiều nhằm phục vụ các ứng dụng thoại, tuy nhiên vẫn có một số giới hạn như sau:
- Chi phí điều hành và bảo dưỡng cao, mất thời gian; việc định lại cấu hình và nâng cấp mạng lưới phải thiết lập mạng lớn hơn nhu cầu thực tế cho các tổng đài chuyển tiếp. Ví dụ, khi một tổng đài nội hạt được thêm vào mạng lưới, phải xây dựng các nhóm trung kế từ tổng đài đó tới tổng đài chuyển tiếp và tới một số tổng đài nội hạt khác.
- Các trung kế điểm - điểm hoạt động với hiệu suất không cao vì chúng được thiết kếđể hoạt động được trong các vùng của mạng (ví dụở khu doanh nghiệp là ban ngày còn khu dân cư lại là buổi đêm).
- Nếu có nhiều tổng đài chuyển tiếp trong mạng, mỗi tổng đài đó lại nối với một nhóm các tổng đài nội hạt, cuộc gọi có thể chuyển qua nhiều tổng đài chuyển tiếp
để đến được nơi lưu giữ tài nguyên mạng (như trong trường hợp dịch vụ hộp thư thoại).
Softswitch Softswitch
Hình 2.12: Ứng dụng Packet Tandem
Tất nhiên là sẽ có giải pháp cho vấn đề này. Softswitch là một trong những giải pháp như vậy. Trong hình 2.12 phía bên phải cho thấy softswitch cùng với các MG thay thế chức năng của các tổng đài chuyển tiếp chuyển mạch kênh trước đây, các tổng đài nội hạt kết nối tới các Media Gateway bằng giao diện chuẩn TDM thông thường và với softswitch bằng báo hiệu số 7.
Mô hình này mạng lại một số lợi ích so với mô hình mạng chuyển mạch kênh:
- Loại bỏ lưới trung kế hoạt động hiệu suất không cao, thay thế chúng bằng các “siêu xa lộ” trong mạng IP/ATM phục cụ cho các cuộc gọi cần chuyển tiếp, giảm