Đo thử cáp quang và đo bảo dưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cáp sợi quang (Trang 72 - 75)

2. Nhận xột của giảng viờn:

3.5.Đo thử cáp quang và đo bảo dưỡng

3.5.1.Khái quát

Cũng như trong thông tin điện, trong thông tin quang luôn luôn phải đo thử. Các đại lượng cần đo thử là công suất, độ rộng băng truyền, tỷ lệ lỗi…v.v…có thể tách riêng công việc đo thử thành 2 loại công tác đo như sau:

1- Đo thử áp dụng trong phòng thí nghiện và tại các nơi chế tao: Mục đích để tính toán, thiết kế, chế tạo cáp tối ưu. Các phép đo này thường phức tạp, chi phí lớn, thường dựa trên khuyến nghị của CCITT về tiêu chuẩn và phương pháp đo.

2- Đo thử áp dụng trên các hệ thống đang xây lắp hoặc đang khai thác: Mục đích của nó hoàn toàn khác trong phòng thí nghiệm, đối tượng đo thử và phương pháp đo đôi khi cũng khác. Người ta phải tính toán đến việc hài hoà giữa việc đo thử và chi phí cũng như lợi ích của đo thử, đảm bảo cho các hệ thống hoạt động tin cậy àm chi phí đo thấp nhất.

3.5.2. Mục đích của đo thử

Việc đo thử trên cáp quang đã xây lắp nhằm các mục đích sau:

1- Xác định xem tổng tiêu hao truyền dẫn có thoả mãn theo thiết ké hay không

2- Xác định xem khi lắp đặt cáp có vấn đề gì ảnh hưởng tới tiêu hao của sợi và quá trình hoạt động sau này của cáp hay không

3- Tìm các chỗ không đồng đều như: hàn nối xấu, chỗ tiêu hao sợi lớn, chỗ đấu bộ nối (connector)

4- Xác nhận các chỗ nối sợi và tiêu hao sợi để nhằm thiết kế các đoạn lặp trong tương lai

5- Lập bảng số liệu chuẩn cho công tác bảo dưỡng sau này

6- Cung cấp các thông tin phản hồi để tối ưu hoá việc thiết kế, chế tạo và lắp đặt cáp 7- Tích luỹ kinh nghiệm để tối ưu công tác đo thử. Yêu cầu các phương pháp đo phải an

toàn, hiệu quả, giá thành hạ mà vẫn thực hiện đầy đủ các mục đích đo thử như trên Một số công tác đo thử như: đo tiêu hao tuyền dẫn, đo tổn hao mối nối, đo tán xạ…..v.v.

3.5.3.Đo thử bảo dưỡng

Dùng máy đo phản xạ OTDR để đo thử bảo dưỡng. Đặc tuyến suy hao của máy thể hiện trên màn ảnh hoặc in ra máy in sẽ cung cấp các thông tin về độ dài khoảng lặp, khoảng cách đến các chỗ nối, khoảng cách và thể loại của các chỗ nối không đồng đều như: chỗ có tổn hao lớn, hệ số tiêu hao lớn, hoặc chỗ phản xạ do sợi bị đứt.

Hình3.2: Phương pháp xác định chỗ đứt nhờ OTDR

Gọi DA là khoảng cách quang từ Ni tới chỗ đứt DB là khoảng cách quang từ Ni+1 tới chỗ đứt D là khoảng cách thực giữa hai chỗ nối

Từ đó xácđịnh được khoảng cách từ các chỗ nối đến chỗ đứt sợi Khoảng cách từ Ni tới chỗ đứt là: DNi

DNi = (DA.D)/(DA+DB)

Khoảng cách từ Ni+1 tới chỗ đứt là: DNi+1 DNi+1 = (DB.D)/( DB+DA)

Nhờ sử dụng máy vi tính trong các thiết bị đo với các chương trình đầy đủ có thể đo thử nhiều nội dung cần thiết một cách dễ dàng.

Các cáp quang sau khi được chế tạo có cấu trúc phù hợp theo phương pháp rải đặt như cáp

để treo, cáp chôn trực tiếp hay cáp thả dưới nước. Trong khi thi công các tuyến cáp cần có các biện pháp gia cường và bảo vệ bổ xung để tránh các thảm hoạ có thể xảy ra cho cáp. Trong các loại đường cáp thì đường cáp chôn trực tiếp bị ảnh hưởng khá nhiều, chẳng hạn như ảnh hưởng của các tác hại cơ học của các phương tiện giao thông vận tải, ảnh hưởng của các loài gặm nhấm như kiến, chuột, mối…và ảnh hưởng của sét đánh. Vì vậy, ở đây nêu một số biện pháp chống thảm hoạ cho đường cáp chôn trực tiếp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cáp sợi quang (Trang 72 - 75)