Nguyên lý hoạt động của thiết bị

Một phần của tài liệu Tổ chức một phòng thí nghiệm ảo Đo lường- lý thuyết mạch (Trang 40 - 41)

Tần mét số LDC - 823A là thiết bị đo tần số và chu kỳ của tín hiệu trong dải tần 10Hz-250MHz với mức vào cực đại 20mVrms, bộ hiển thị 8 chữ số. Thiết bị này có các chỉ tiêu kỹ thuật nh− sau:

- Đo tần số: Phạm vi đo 10Hz - 250MHz.

Sai số ±1đv hàng thấp nhất ± sai số bộ dao động chuẩn. - Đo chu kỳ: Phạm vi đo 100ms - 1μs.

Sai số ±1đv hàng thấp nhất ± sai số bộ dao động chuẩn ± sai số đồng bộ.

- Mức suy giảm: 1, 1/10.

- Dạng tín hiệu: AC.

- Trở kháng vào: 1MΩ và 50Ω (hở mạch). - Dao động chuẩn: 10MHz.

- Bộ hiển thị: 8 chữ số dạng LED 7 đoạn.

Nguyên lý hoạt động của tần mét số trong hai phép đo tần số và chu kỳ đ−ợc minh hoạ ở sơ đồ khối hình 2.15 và 2.16.

Bộ tạo xung chuẩn Bộ chia tần Khoá K Bộ đếm xung Bộ giải Khối hiển thị Dao động cần đo

- Nguyên tắc biến đổi của tần mét số trong phép đo tần số là lấp đầy khoảng thời gian mẫu bằng dãy xung có tần số cần đo. Khi này, tín hiệu từ bộ tạo xung chuẩn qua bộ chia tần tạo ra khoảng thời gian mẫu mở khoá K. Xung với tần số cần đo qua khoá K tới bộ đếm. Kết thúc quá trình biến đổi, khối hiển thị hiển thị tần số cần đo.

- Nguyên tắc biến đổi trong phép đo chu kỳ là lấp đầy chu kỳ cần đo bằng dãy xung có tần số cao, ổn định. Khi này tín hiệu từ bộ tạo xung chuẩn qua khoá K trong thời gian mở đúng bằng chu kỳ tín hiệu vào. Số xung đếm đ−ợc tỉ lệ thuận với chu kỳ cần đo và đ−ợc hiển thị trên khối hiển thị số.

Cách đo thứ nhất th−ờng đ−ợc sử dụng để đo tín hiệu có tần số lớn, ổn định, còn đối với các tín hiệu có chu kỳ lớn th−ờng áp dụng cách đo thứ hai (đo chu kỳ).

Một phần của tài liệu Tổ chức một phòng thí nghiệm ảo Đo lường- lý thuyết mạch (Trang 40 - 41)