Tìm hiểu Mapfile

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BẢN ĐỒ SỐ DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ MAPSERVER (Trang 49)

Mapfile là trái tim của Mapserver. Nó định nghĩa các quan hệ giữa các đối tượng, điểm, chỉ ra dữ liệu ở đâu và định nghĩa mọi thứ được vẽ như thế nào. Trong mapfile có nhiều đối tượng như Map, PROJECTION, LAYER, CLASS.. mỗi đối tượng định nghĩa cách thức tạo nên ảnh bản đồ hoặc đối tượng để Mapserver truy xuất dữ liệu cho câu truy vấn. Mapfile có cấu trúc phân cấp, MAP Object là root, các object nằm dưới nó. Chú thích trong mapfile là dấu #.

3.5.1. Map Object

Trong mapfile thì MAP là đối tượng gốc, chứa trong nó các đối tượng khác.

- EXTENT [minx][miny][maxx][maxy] : Không gian phạm vi của ảnh bản đồ được tạo ra, nó được được định nghĩa bởi kết hợp góc dưới bên trái [minx], [miny] và góc trên bên phải [maxx][maxy]. Lỗi trong định nghĩa extent có thể tạo ra kết quả là trang trắng, bản đồ bị méo hoặc lỗi. EXTENT phải được đinh nghĩa, và nó phải ở trong cùng một hệ thống kết hợp như là các đối tượng PROJECTION.

- FONTSET [filename] : Liệt kê danh sách các font được dùng. Mỗi dòng chứa 2 thành phần: một bí danh và một đường dẫn đến font được phân cách bằng khoảng trắng. Alias là tên dùng để chỉ font này trong mapfile. Mapserver sử dụng true font.

- IMAGECOLOR [r][g][b]: Màu được dùng làm background cho ảnh bản đồ. Nếu thuộc tính transparency được chọn , thì màu sắc này sẽ đánh dấu như là màu trong suốt trong bảng màu. Khi đó thành phần nào của ảnh bản đồ sử dụng màu này để vẽ cũng trong suốt. Nên khi tạo ảnh bản đồ nếu chọn ảnh bản đồ trong suốt thì nên chọn màu imagecolor là màu không được dùng để vẽ các thành phần khác trên bản đồ.

- IMAGETYPE [gif|png|jpeg|swf|gtiff] : Định dạng ảnh bản đồ được tạo ra - LAYER : Bắt đầu đối tượng LAYER

- LEGEND : Bắt đầu cho đối tượng LEGEND

- NAME [name] : Xác định tiền tố cho tên ảnh bản đồ, ảnh các thước tỷ lệ, ghi chú được tạo ra từ mapfile

o Ví dụ :

- PROJECTION : Bắt đầu cho đối tượng PROJECTION - QUERYMAP : Bắt đầu cho đối tượng QUERY MAP - REFERENCE : Bắt đầu cho đối tượng QUERYMAP

- RESOLUTION : Định đồ phân giải cho ảnh kết quả, độ phân giải sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán tỷ lệ, mặc định là 72.

- SCALE : Tỉ lệ của bản đồ

- SHAPEPATH [filename] : đường dẫn tới dữ liệu dạng vector - SIZE [x][y] : kích thước theo đơn vị pixel của ảnh bản đồ

- STATUS [on|off] : trạng thái có được kích hoạt không của ảnh bản đồ. Nếu không được kích hoạt thì Mapserver sẽ không tạo ra ảnh bản đồ khi sử dụng mapfile này

- SYMBOLSET [filename] : file chứa tập hợp các biểu tượng được dùng trên bản đồ. Trên bản đồ, các symbol được dùng để đánh dấu các đối tượng nhằm làm nổi bật và tăng thêm ngữ nghĩa.

- SYMBOL : Bắt đầu đối tượng symbol

- TEMPLATEPATTERN [regular expression] và DATAPATTERN [regular expression] : Trong request được gửi lên từ trình duyệt gồm có 2 dạng tham số là DATA và TEMPLATE. Các tham số đề là các từ khóa được Mapserver quy định trước và thường khó nhớ. Bằng cách sử dụng TEMPLATEPATTERN và DATAPATTERN ta có thể định nghĩa một tên khác cho các từ khóa này.

- TRANSPARENT [on|off] : Thiết lập trong suốt cho ảnh bản đồ, mặc định là off.

- UNITS [feet|inches|kilometers|meters|miles|dd] : Đơn vị của hệ tọa độ ảnh bản đồ.

- WEB : Bắt đầu đối tượng web

3.5.2. Layer Object

Là đối tượng được sử dụng nhiều nhất trong mapfile, mỗi đối tượng layer mô tả một layer được dùng để tạo ra ảnh bản đồ. Các layer được vẽ theo thứ tự xuất hiện của chúng trong mapfile, layer đầu tiên ở dưới cùng, layer cuối cùng ở trên. Phiên bản

MapServer nhỏ hơn 5, số layer tối đa là 200 trong một mapfile, còn trong phiên bản 5 trở lên thì không giới hạn số lượng layer. Có thể thay đổi số lượng layer bằng cách sửa file map.h thay đổi giá trị MS_MAXLAERS. Đường dẫn tới mapfile phải là đường dẫn tuyệt đối.Các layer được vẽ ra còn được tính thêm thứ tự ưu tiên. Raster độ ưu tiên thấp nhất sẽ được vẽ trước và đặt ở phía dưới, tiếp đến là vùng, đường, điểm và nhãn (label). Thứ tự này đảm bảo các layer khi xếp chồng thì không che khuất nhau.

- CLASS : Bắt đầu đối tượng CLASS. Trong các định dạng vector, mỗi layer được vẽ, lấy dữ liệu từ một bảng dữ liệu. Mỗi bảng dữ liệu có nhiều trương thuộc tính. Mỗi thuộc tính xem như một CLASS.

- CLASSITEM [attribute] : ứng với tên của trường thuộc tính trong bảng dữ liệu, được định nghĩa trong mapfile.

- CONNECTIONTYPE [local|postgis|wms] : Kiểu kết nối OGR được dùng cho các loại dữ liệu khác ngoài dữ liệu mặc định là shapefile của ESRI. OGR là một thư viện được viết bằng C++ nó hỗ trợ các kết nối của nhiều loại dữ liệu như MapInfo, ArcInfo…

- CONNECTION [string] : Câu kết nối cơ sở dữ liệu để nhận về dữ liệu nằm trên các server hoặc các DBMS

- DATA [filename] : Tên file đầy đủ của dữ liệu để xử lý. Đối với dữ liệu là shapefile không cần chỉ rõ phần mở rộng. Đường dẫn có thể là tuyệt đối hoặc tương đối so với giá trị được chỉ ra bởi tham số SHAPEPATH của đối tượng MAP.

- DUMP [true|false] : cho phép Mapserver trả dữ liệu dưới dạng GML. Đặc biệt có ích khi sử dụng với phương thức WMS GetFeatureInfo, mặc định là false.

- FILTER [string] : Tham số này cho phép định nghĩa điều kiện lọc dữ liệu. Đối với dữ liệu shapefiles hoặc các dữ liệu được kết nối thông qua OGR, điều kiện lọc dữ liệu đơn giản là một chuỗi điều kiện. Còn đối với các loại dữ liệu được trích xuất từ cơ sở dữ liệu thông qua chuỗi kết nối thì điều kiện lọc là mệnh đề SQL WHERE.

- FILTERITEM [attribute] : Trường dữ liệu dùng cho câu chuỗi lọc FILTER, chỉ dùng cho OGR và shapefiles.

- METADATA : được dùng với OGC WMS để định nghĩa như tiêu đề của layer, tạo ra các template. Những dữ liệu được đặt trong Metadata sẽ được truy xuất thông qua các tag của tập tin template.

o Ví dụ: METADATA Title “Lớp địa hình”

Author “cục bản đồ việt nam” Create date “8/5/2009”

END

- MINSCALE [double] : Tỉ lệ nhỏ nhất mà layer được vẽ

- NAME [string] : Tên layer, giới hạn trong khoảng 20 ký tự. Tên layer được dùng để liên kết giữa giao diện web và mapfile. Ảnh bản đồ là kết quả của nhiều layer chồng lấp lên nhau. Từ giao diện web có thể cho phép người dùng chọn lựa layer hiển thị. Khi tên layer được chọn và tên layer được định nghĩa trong mapfile phải giống nhau để có thể hiển thị. Tên layer là duy nhất, tên layer khác cùng tên thì phải khác tỷ lệ. Sử dụng GROUP để nhóm các layer lại với nhau.

- PROJECTION : Bắt đầu đối tượng PROJECTION

- STATUS [on|off|default] : Trạng thái của layer. Giá trị là default thì layer luôn được vẽ ra. Trạng thái là on thì layer sẽ được vẽ ra nhưng có thể chuyển về trạng thái off, trạng thái off thì layer không được vẽ ra nhưng có thể chuyển sang trạng thái on.

- TOLERANCEUNIT [double] & TOLERANCE [double] : Trong trường hợp cần lấy thông tin đối tượng trên bản đồ, ta cần chỉ ra đối tượng được chọn bằng click chuột vào vùng cần chọn. TOLERANCE được dùng để quy định phạm vi đối tượng với tâm là vị trí click chuột. TOLERANCEUNIT chỉ ra đơn vị của TOLERANCE, mặc định nó là 3 pixel

Ví dụ:

TOLERANCE 3 TOLERANCE 6

Khi người dùng click chuột lên bản đồ. Mapserver xác định được vị trí click chuột là X,Y, sau đó tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu xác định có đối tượng nào có vị trí trong hình tròn tâm X,Y bán kính 6*3.

- TRANSPARENCY [interger|alpha] : Mức độ trong suốt của layer. Giá trị là số nguyên từ 0-100 hoặc là giá trị bằng alpha. Giá trị nguyên là giá trị độ mờ, giá trị là 0 là trong suốt hoàn toàn. Giá trị bằng alpha được dùng khi ảnh bản đồ xuất ra dưới dạng RGB.

- TRANSFORM [true|false] : Báo cho Mapserver chuyển từ hệ tọa độ địa lý sang hệ tọa độ đồ họa (ảnh đồ họa). Mặc định là true. Đối với hệ tọa độ đồ họa, gốc tọa độ luôn là điểm góc trái trên của ảnh. Nó thường được dùng để đặt các logo và các mục cố định ở trên bản đồ.

- TYPE [point|polygon|circle|raster|query] : Quy định các dữ liệu được vẽ ra. Không cần phải cùng loại dữ liệu. Ví dụ: các đối tượng polygon có thể được vẽ như là một tập các điểm, ngược lại một điểm không thể vẽ như là tập các polygon. Dữ liệu shapefile không chỉ chứa đơn thuần một loại đối tượng, mà có thể có nhiều đối tượng. Nếu có đối tượng là Point và Polygon, chọn TYPE là polygon thì kiểu Point sẽ không vẽ được. Query chỉ ra layer được truy vấn thông tin, không cần phải vẽ lại. Nếu giá trị là circle thì 2 điểm sẽ xác định hình chữ nhật chứa đường tròn.

3.5.3. Query Map Object

Định nghĩa cơ chế thực hiện câu truy vấn từ bản đồ

- COLOR [r][g][b] : Khi xác định được đối tượng trên bản đồ, được chọn để truy vấn, Mapserver sẽ vẽ lại đối tượng này với màu là Color. Mặc định là Yellow.

- SIZE [x][y] : Phạm vi thực hiện truy vấn, ngoài phạm vi này các đối tượng sẽ không được chọn để truy vấn dữ liệu. Mặc định là kích thước cả bản đồ, được quy định trong đối tượng Map.

- STATUS [on][off] : Giá trị off thì sau khi thực hiện truy vấn, ảnh bản đồ sẽ không được vẽ lại.

- STYLE [normal|hilite|selected] : Quy định cách thức vẽ lại các đối tượng được chọn cho truy vấn, các đối tượng khác vẫn được vẽ lại như bình thường.

o Normal : vẽ lại các đối tượng này bình thường theo các giá trị thiết lập cho layer

o Hilite : vẽ lại các đối tượng được chọn theo màu COLOR

o Selected : chỉ vẽ lại các đối tượng được chọn, các đối tượng khác không vẽ lại.

3.5.4. Projection Object

Thiết lập phép chiếu cần xác định một phép chiếu chung cho đối tượng Map, và mỗi layer cũng cần chỉ ra một phép chiếu để vẽ các đối tượng trong layer đó. Đối tượng phép chiếu bao gồm tập các từ khóa của PROJ.4 (thư viện các phép chiếu).

Ví dụ: Giả sử bản đồ có trung tâm là 90 kinh độ tây, phép chiếu sẽ là: PROJECTION

"proj=lcc" "lon_0=90w" END

Trong mỗi layer, phải định nghĩa một đối tượng PROJECTION miêu tả phép chiếu của dữ liệu nguồn, trong shapefile chứa dữ liệu không gian không được chiếu thì trong mỗi layer đối tượng PROJECTION sẽ là:

PROJECTION "proj=latlong" END

Ví dụ phép chiếu UTM khu vực 15 PROJECTION “proj=utm” “ellps=GRS80” “zone=15” “north” “no_defs”

END Ví dụ một mapfile: Hello.map NAME "hello" SIZE 400 300 IMAGECOLOR 249 245 186 IMAGETYPE png EXTENT -1.00 -1.00 1.00 1.00 WEB TEMPLATE "/var/www/hello.html" IMAGEPATH "/var/www/image/" IMAGEURL "/image/" END LAYER STATUS default TYPE point FEATURE POINTS 0.0 0.0 END TEXT "hello" END CLASS STYLE COLOR 255 0 0 END LABEL TYPE bitmap END

END END END

3.6. Kết nối các loại dữ liệu

3.6.1. Dữ liệu ESRI Shapefiles (SHP)

ESRI là công ty đã đưa ra định dạng dữ liệu này, Arcview là sản phẩm đầu tiên sử dụng shapefiles.

Shapefiles được tạo bởi 3 file: Ví dụ:

Countries_area.dbf Countries_area.shp Countries_area.shx

Truy cập dữ liệu và phương thức kết nối

Truy cập shapefiles được gắn trực tiếp vào trong Mapserver. Nó có thể dùng được thông qua thư viện OGR, nhưng ở đây chúng ta sẽ nói về việc truy cập trực tiếp không thông qua thư viện OGR. Đường dẫn tới shapefile là được yêu cầu, không cần chỉ ra phần mở rộng của file. Mỗi một shapefile thì trong mapfile định nghĩa một layer, tên của layer trùng với tên shapefile.

Ví dụ: NAME "First" SIZE 400 300 IMAGECOLOR 255 255 255 IMAGETYPE JPEG SHAPEPATH "/home/mapdata" EXTENT -125.00 20.00 -65.00 50.00 WEB TEMPLATE '/var/www/first.html'

IMAGEPATH '/var/www/image/' IMAGEURL '/image/'

END LAYER

NAME "US States" STATUS default TYPE line DATA "statesp020" LABELITEM "STATE" CLASS STYLE COLOR 0 0 0 END LABEL COLOR 0 0 0 SIZE SMALL END END END END

3.6.2. Kết nối dữ liệu Raster

Mapserver hỗ trợ rất nhiều các định dạng file raster trong bản đồ. Để sử dụng ảnh raster như một layer, cần phải khai báo một đối tượng layer trong Mapfile và xác định các tham số kèm theo. Một layer raster đơn giản khai báo như sau.

LAYER

DATA "Jacksonville.tif" TYPE RASTER

STATUS ON END

Trong đó DATA chỉ ra đường dẫn tới file ảnh raster, có thể là đường dẫn tuyệt đối hoặc tương đối theo SHAPEPATH khai báo trong đối tượng MAP. Ngoài các tham số trên một đối tượng layer dạng raster còn có thể thêm các thông tin PROJECTION, METADATA, MINSCALE, MAXSCALE và không có CONNECTION, CONNECTIONTYPE, FEATURE, LABEL…

Chọn lọc dữ liệu Raster

Dữ liệu raster dưới dạng các pixel, do đó có thể chọn lọc dữ liệu cần dựa vào giá trị của các pixel, hoặc dựa theo bảng màu giá trị của pixel theo bộ ba giá trị r, g, b. Ví dụ: LAYER NAME "JacksonvilleNC_CIB" DATA "Jacksonville.tif" TYPE RASTER STATUS ON CLASSITEM "[pixel]"

# class dử dụng điều kiện đơn giản “0” tương đương ([pixel] = 0) CLASS EXPRESSION "0" STYLE COLOR 0 0 0 END END

# class sử dụng điều kiện lọc theo giá trị pixel CLASS

EXPRESSION ([pixel] >= 64 AND [pixel] < 128) STYLE

COLOR 255 0 0 END

END

# class sử dụng ba màu r g b từ bảng màu CLASS

NAME "near white"

EXPRESSION ([red] > 200 AND [green] > 200 AND [blue] > 200) STYLE

COLOR 0 255 0 END

END

# Class lọc các pixel có giá trị tận cùng bằng 1 CLASS

EXPRESSION /*1/ STYLE

COLOR 0 0 255 END END END

Việc chọn lọc được tiến hành như sau: đọc và phân loại trước các giá trị pixel vào một bảng gọi là bảng tìm kiếm, khi đó các pixel có giá trị lân cận được xếp gần nhau. Cuối cùng khi vẽ sẽ đọc được từng nhóm pixel từ bảng tìm kiếm dựa vào các chọn lọc dữ liệu trong định nghĩa các class của đối tượng layer. Nhanh hơn so với việc đọc và so sánh giá trị từng pixel, một ảnh raster thường lên tới hàng triệu pixel. Việc lọc dữ liệu pixel chỉ có thể tiến hành tốt trên các loại raster dạng 8 bit (giá trị pixel thuộc 0 - 255) còn đối với các ảnh raster dạng khác như 16 bit (0 - 65535) cần định nghĩa thêm giá trị cho tham số PROCESSING để quy định phạm vi chọn lọc các pixel

Ví dụ: LAYER NAME grid1 TYPE raster STATUS default DATA data/float.tif PROCESSING "SCALE=-10,10" PROCESSING "SCALE_BUCKETS=4" CLASS NAME "red" EXPRESSION ([pixel] < -3) STYLE COLOR 255 0 0 END END CLASS NAME "green"

EXPRESSION ([pixel] >= -3 and [pixel] < 3) STYLE COLOR 0 255 0 END END CLASS NAME "blue" EXPRESSION ([pixel] >= 3) STYLE COLOR 0 0 255

END END END

Trong đó PROCESSING “SCALE=-10,10” chỉ ra khoảng giá trị của những pixel được xét (-10,10) và PROCESSING “SCALE_BUCKETS=4” là sẽ lấy 4 pixel có giá trị thỏa mãn bất đẳng thức sau:

([pixel] < -3)

([pixel] >= -3 and [pixel] < 3) ([pixel] >= 3)

3.6.3. Kết nối dùng thư viện OGR

OGR (OpenGIS Simple Features Reference Implementation) là một thư viện C++ mã nguồn mở cung cấp khả năng đọc ghi các loại dữ liệu vector khác nhau, trong đó bao gồm cả ESRI shapefile và MapInfo mid/mif và định dạng TAB. OGR hỗ trợ rất nhiều định dạng: ArcInfo Coverages, ESRI shapefiles, MapInfo, OGDI vectors, Oracle Spatial, PostgreSQL…

Tích hợp OGR vào Mapserver

OGR được tích hợp thẳng vào source code của Mapserver, do đó để thực hiện kết nối một layer sử dụng OGR chỉ cần thay đổi và khai báo layer trong mapfile. Tham số DATA của đối tượng LAYER được thay bằng 3 tham số CONNECTONTYPE, CONNECTON và DATA.

Khai báo layer kết nối OGR trong mapfile

LAYER …

CONNECTIONTYPE OGR

DATA “layer_definition” …

END

Trong đó:

- <datasource_name> là đường dẫn tới nguồn dữ liệu cần đọc. Nếu nguồn dữ liệu dạng tập hợp các file cung tên thì datasource_name là đường dẫn của một file trong tập hợp đó. Đường dẫn này có thể là tương đối hoặc tuyệt đối theo SHAPEPATH hoặc theo mapfile. Đối với các nguồn dữ liệu được lấy từ một CSDL thì datasource_name bao gồm cả user và password, tên bảng dữ liệu

Ví dụ: Kết nối đến Oracle Spatial : “OCI: user/password@mypass”

- layer_definition: tên, số lượng hoặc các định nghĩa SQL của layer dùng cho việc

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BẢN ĐỒ SỐ DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ MAPSERVER (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w