Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội (Trang 51 - 52)

Chương 2.Thực trạng chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nộ

2.3.2. Những hạn chế

* Quy mô cho vay còn khá khiêm tốn:

Là PGD có quy mô vừa và nhỏ, nằm trên địa bàn có nhiều hệ thống chi nhánh các ngân hàng khác phải chịu cạnh tranh gay gắt về thị phần. Doanh số cho vay lại bị giới hạn bởi hạn mức tín dụng hay phải phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn huy động được. Chưa tiếp cận được với các khoản vay lớn và đối tượng khách hàng vẫn chủ yếu là khách hàng truyền thống. Ngân hàng sẽ không có khả năng đa dạng hoá các khoản cho vay và đối tượng cho vay. Đặc biết là khả năng tiếp cận với các khoản vay của các dự án lớn là hoàn toàn không có. Vì vậy, nó không những làm giảm doanh thu của PGD mà còn làm tăng tính rủi ro khi một số khoản vay phát sinh bất trắc ngoài dự kiến của PGD.

Như vậy chưa phát huy được ưu thế của một ngân hàng bán lẻ truyền thống. Rõ ràng VPBank đã chọn đúng hướng đi cho mình trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam: Ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho các DN, Hộ gia đình và các cá nhân với các khoản giao dịch nhỏ, song chưa tìm ra giải pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn trong cạnh tranh khốc liệt vào giai đoạn hiện nay.

* Sản phẩm cho vay chưa đa dạng

Sản phẩm của VPBank vẫn chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa có những sản phẩm mang nét riêng của ngân hàng. Vì vậy số lượng khách hàng biết đến các sản phẩm của ngân hàng vẫn chưa cao. Mặc dù ngân hàng đã đa dạng hoá hoạt động cho vay bằng 4 sản phẩm chủ lực là: Cho vay mua- sửa chữa xây dựng nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, và cho vay tiêu dùng khác. Nhưng trên thực tế, khách hàng mới chỉ biết đến cho vay mua - sửa chữa – xây dựng nhà và mua ô tô, còn các sản phẩm khác khách hàng ít biết đến.

Nhiều đối tượng vay vẫn còn hạn chế bởi thời gian và giá trị cho vay như: Các sản phẩm như cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên,vay hỗ trợ giải quyết việc làm

cho thanh niên, cho vay đối với các đối tượng ở các tỉnh thành khác, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nhu cầu vay của cán bộ công nhân viên chủ yếu để sữa chữa nhà cửa, sắm phương tiện đi lại, …Sản phẩm dịch vụ này đã được nhiều ngân hàng triển khai, không kể các ngân hàng quốc doanh lớn như: ngân hàng Ngoại thương(VCB) với mức cho vay tối đa với một cán bộ công nhân viên là 50 triệu và thời hạn vay có thể dài tới 5 năm, mà các NHTM cổ phần như ABC hay Sacombank đều nâng mức này lên 30 triệu/ cán bộ công nhân viên. Thời gian tới VPBank nói chung và PGD Hai Bà Trưng nói riêng nên xem xét triển khai mạnh các sản phẩm dịch vụ mới này. * Tỷ lệ nợ quá hạn

Tuy tỷ lệ NQH của PGD chưa phải là ở mức đáng sợ, nhưng NQH làm giảm khả tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ lệ NQH tại PGD đang có xu hướng tăng nhưng chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng quá nhanh. Nên thực chất vẫn còn một lượng đáng kể NQH từ các năm trước chưa xử lý được hoặc tốc độ xử lý còn chậm.

* Công tác giám sát và kiểm tra sau vay chưa được quan tâm đúng mức, thường mang tính chiếu lệ, do công tác này chưa có sự chuyên môn hoá vẫn do CBTD đảm nhận và chịu trách nhiệm.

* Công tác thu hút khách hàng của PGD còn hạn chế, PGD chủ yếu tập trung vào các hoạt động bề nổi nhờ quảng cáo, khuyếch trương thương hiệu của Ngân hàng

VPBank…còn việc vận dụng marketting nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, đi sâu sát vào hoạt động, quan tâm đến từng khách hàng chưa cụ thể và vẫn do CBTD đảm nhận. Thu thập thông tín về khách hàng còn thiếu thường xuyên và không đầy đủ, Ngân hàng còn để hở một mảng lớn trong việc lôi kéo các khách hàng tiềm năng, chưa có các biện pháp cụ thể có thể dẫn đến việc bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w