XIX. Chươngtrình con Delay
1. Giai đoạn chuẩn bị
Để tiến hành giai đoạn thi công, đầu tiên ta phải lựa chọn linh kiện được sử dụng. Các IC được test trước khi dùng, sử dụng linh kiện mới, tụ điện và điện trở được chọn có sai số 1%. Sử dụng một testboard cho việc cân chỉnh sửa chửa và thay đổi được dễ dàng.
Chuẩn bị một VOM, tần số kế để đo đạc
Chuẩn bị một bộ nguồn chuẩn xác có điện áp 5V, 12V (sử dụng nguồn máy tính)
Chuẩn bị một điện thoại để thử
2. GIAI ĐOẠN VẼ MẠCH IN:
Để thiết kế mạch in ta có thể sử dụng phần mềm để trợ giúp như: ORCAD hay EAGLE. Có thể vẽ trực tiếp bằng viết lông dầu, sơn hay có thể đặt làm bằng công nghệ in lụa.
3. GIAI ĐOẠN LẮP RÁP:
Thứ tự lắp ráp: Để quá trình thi công tiến hành thuận lợi, sai sót sơ xuất hay hư hỏng linh kiện là thấp nhất thì cần phải có thứ tự lắp ráp như sau:
Kiểm tra mạch in với sơ đồ nguyên lý Lắp ráp cơ bản như đế IC, pinhead …..
Lắp ráp từng khối bằng cách ráp ở ngoài trước bằng testboard, sửa chữa cân chỉnh trước khi ráp vào mạch
Viết chương trình phần mềm, nạp và chạy thử chương trình Lắp ráp hoàn chỉnh, kiểm tra và chạy thử. Ghi nhận kết quả để có phương án sửa chữa khi có sai sót
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
I. TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Hệ thống điều khiển thiết bị điện từ xa và tự động quay số báo động là một hệ thống khá hoàn chỉnh. Hệ thống này có 2 chức năng như sau:
1. ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN TỪ XA VỚI HỆ THỐNG BÁO TRẠNG THÁI THIẾT BỊ PHẢN HỒI BẰNG TIẾNG NÓI:
Các thiết bị điện được nối song song với hệ thống điều khiển từ xa bằng đường điện thoại. Muốn điều khiển thiết bị điện ta quay số điện thoại về máy điện thoại có các thiết bị cần điều khiển. Sau khi quay số xong, ta qui định nếu sau 10 hồi chuông không có ai nhấc máy thì mạch này sẽ tự động đóng tải giả để kết nối thuê bao (thông thoại) với thuê bao gọi. Sau khi kết nối thuê bao, hệ thống này sẽ đợi phím nhấn trong khoảng 30giây nếu không có phím nhấn thì hệ thống này sẽ tự động mở tải giả tắt kết nối thuê bao.
Sau khi có tín hiệu thông thoại người điều khiển bắt đầu nhấn mã passwords để xâm nhập vào hệ thống điều khiển. Mã passwords trong hệ thống này được qui định 4 số là 2397. Nếu người điều khiển bấm sai mã passwords thì sẽ không xâm nhập được vào hệ thống điều khiển. Nếu người điều khiển nhấn sai một trong 4 mã passswords thì hệ thống yêu cầu người điều khiển phải nhấn lại từ đầu mã passwords. Nếu mã passwords được nhấn đúng 4 số 2397 thì cho phép người điều khiển xâm nhập vào hệ thống điều khiển và đồng thời phát câu báo hiệu bằng tiếng nói với nội dung : “Đây là hệ thống điều khiển thiết bị điện từ xa thông qua đường điện thoại . Xin bạn hãy bấm mã điều khiển”. Sau khi phát xong câu giới thiệu, hệ thống này sẽ chờ lệnh điều khiển trong khoảng 30giây nếu không có phím nhấn thì hệ thống này sẽ tự động mở tải giả tắt kết nối thuê bao.
Sau khi nhấn đúng mã passwords 2397, nếu lúc này người điều khiển muốn kiểm tra tất cả các trạng thái thiết bị trước khi muốn điều khiển thì sẽ bấm mã số 5 (Mã số 5 được qui định là mã kiểm tra tất cả các trạng thái thiết bị trong hệ thống điều khiển).Sau khi nhấn đúng số 5 thì người điều khiển sẽ nghe được tín hiệu phản hồi về với tiếng nó để báo trạng thái tất cả các thiết bị. Lúc này, người điều khiển biết được tất cả các trạng thái thiết bị. Sau đó, người điều khiển muốn mở hay tắt thiết bị nào phụ thuộc vào mã lệnh người điều khiển muốn điều khiển mở hay tắt. Nếu người điều khiển muốn mở thiết bị thì bấm mã số 6 ( Mã số 6 được qui định là mã mở thiết bị).Còn muốn mở thiết bị nào là phụ thuộc vào mã số thứ hai.
- Số 1 tương ứng cho thiết bị 1 - Số 2 tương ứng cho thết bị 2 - Số 3 tương ứng cho thiết bị 3 - Số 4 tương ứng cho thiết bị 4
Ví dụ : Muốn mở thiết bị 1 thì người điều khiển phải bấm mã 61 tức là mã mở thiết bị 1(Mã số 6 là mã mở và mã số 1 là thiết bị 1). Sau khi nhấn đúng mã 61 thiết bị 1 sẽ được mở và vi điều khiển sẽ cho truy xuất EPROM báo trạng thái thiết bị 1 vừa mới điều khiển với nội dung “Thiết bị 1 đã mở “. Nếu người điều khiển muốn mở tiếp thiết bị 4 sẽ bấm mã 64, sau khi bấm đúng mã 64 người điều khiển sẽ nghe được tín hiệu phản hồi về bằng tiếng nói với nội dung “Thiết bị 4 đã mở”.
Nếu người điều khiển muốn tắt thiết bị 1 thì bấm mã số 9 (Mã số 9 được qui định là mã tắt thiết bị) , còn muốn tắt thiết bị nào thì phụ thuộc vào mã bấm tiếp theo của mã số 9. Ví dụ: Muốn tắt thiết bị 1 người điều khiển bấm mã số 9 , sau đó bấm mã số 1 để tắt thết bị 1. Sau khi bấm đúng mã 91 thì thiết bị 1 sẽ được tắt và sẽ có tín hiệu phản hồi về bằng tiếng nói để báo cho người điều khiển biết kết quả điều khiển bằng tiếng nói với nội dung “Thiết bị 1 đã tắt”. Nếu người điều khiển muốn tắt thiết bị 3 thì bấm tiếp mã 93 thì lập tức thiết bị 3 được tắt và đồng thời có tín hiệu phản hồi về báo kết qủa điều khiển với nội dung “Thiết bị 3 đã tắt”.
Sau khi điều khiển hết tất cả các thiết bị muốn điều khiển, người điều khiển muốn kiểm tra lại trạng thái tất cả các thiết bị thì chỉ việc bấm mã số 5 (Mã này được qui định là mã kiểm tra tất cả các thiết bị ).Sau khi người điều khiển bấm đúng mã số 5 thì hệ thống sẽ đi kiểm tra tất cả các thiết bị và báo trạng thái hiện tại của tất cả các thiết bị cho người điều khiển biết. Ví dụ : “Thiết bị 1 đã tắt, thiết bị 2 đã tắt, thiết bị 3 đã tắt, thiết bị 4 đã tắt”.
Trong hệ thống này còn dùng một chức năng là mã khẩn cấp, khi có sự cố cháy hay một số sự cố khác v.v.. hay khi người điều khiển muốn tắt hết tất cả các thiết bị cùng một lúc mà không cần phải đi tắt từng thiết bị một mất thời gian.
Ví dụ: Khi có cháy xảy ra thì hệ thống này sẽ tự động quay số báo động cho ngườ có trách nhiệm bảo vệ khu vực này biết. Khi người có trách nhiệm khu vực này biết sẽ lập tức quay số về thuê bao có gắn mạch điều khiển để tắt tất cả các thiết bị điện để tránh chập mạch điện dẫn đến hư hỏng các thiết bị điện vá tránh chập mạch điện phát ra tia lửa điện để phát cháy các khu vực khác. Khi quay xong và bấm đúng mã passwords 2397 để vào hệ thống điều khiển thì người điều khiển chỉ việc bấm mã số 5 thì tất cả các thiết bị sẽ tắt và
có tín hiệu phản hồi về bằng tiếng nói để báo trạng thái thiết bị với nội dung “Tất cả các thiết bị đã tắt”
Sau khi ngưởi điều khiển bấm xong 1 số thì hệ thống này sẽ đợi trong khoảng thời gian 30giây để coi thử có phím nào được bấm tiếp không. Nếu có thì sẽ thực hiện tiếp và quay trở lại đợi tiếp 30giây. Nếu sau 30giây không có phím nhấn thì hệ thống sẽ tự động mơ ûtải giả tắt kết nối thuê bao,kết thúc việc điều khiển.
2. TỰ ĐỘNG QUAY SỐ BÁO ĐỘNG BẢO VỆ KHI CÓ SỰ CỐ :
Mạch có chức năng tự động quay số báo động khi có sự cố (cháy,nổ,trộm). Khi có tín hiệu cháy từ mạch ngoài tác động vào, tín hiệu này được đưa qua một FlipFlop với mục đích là chốt tín hiệu cháy này để tránh trường hợp khi cháy xảy ra sẽ làm đức dây mất tín hiệu báo cháy. Tín hiệu báo cháy này sau khi đi qua FlipFlop sẽ tác động vào chân P3.0 của vi điều khiển báo cho vi điều khiển biết là có cháy xảy ra . Lúc này vi điều khiển sẽ ra lệnh quay số báo động đến cho phòng cháy chữa cháy. Số điện thoại này đã được cài đặt sẵn trước đó thông qua bàn phím trên điện thoại. Cách cài đặt số điện thoại sẽ được trình bày ở phần sau. Nếu bên thuê bao phòng cháy chữa cháy nhấc máy thì lúc này tổng đài sẽ cấp tín hiệu đảo cực để báo lại cho bên thuê bao gọi là thuê bao đầu bên kia đã nhấc máy. Lúc này hệ thống sẽ nhận biết thuê bao bên kia nhấc máy bằng tín hiệu đảo cực mà tổng đài cung cấp cho nhờ vào một mạch cảm biến tín hiệu đảo cực và đưa tín hiệu đảo cực này đến chân P3.6 để báo cho vi điều khiển biết là đầu thuê bao bên kia (phòng cháy chữa cháy) đã nhấc máy. Lúc này, vi điều khiển ra kệnh xuất câu thông báo, báo động cho phòng cháy chữa cháy biết với nội dung bằng tiếng nói như sau:” Hiện nay tại số nhà A, đường B, phường C, quận D đang có cháy. Xin các đồng chí tới chữa cháy”. Sau khi quay báo động cho phòng cháy chữa cháy xong,thì hệthống này sẽ tự động quay tiếp số điện thoại báo động thứ 2 để báo cho chủ nhà biết với nội dung :”Hiện nay nhà của bạn đang có cháy. Xin bạn hãy tìm cách xử lý.” Sau khi xuất xong câu báo động thứ 2 này, hệ thống này sẽ tự động mở tải giả, kết thúc việc báo động. Sau đó ta phải reset lại cho mạch báo cháy.
Ở trên là trường hợp 2 cuộc gọi điều thành công. Nếu cuộc gọi thứ nhất không thành công thì hệ thống sẽ tự động nhảy sang cuộc gọi thứ 2. Nếu cuộc gọi thứ 2 cũng không thàng công thì nhảy trở về cuộc gọi thứ nhất và tiếp tục gọi luân phiên như vậy cho đến khi nào cả hai cuộc gọi thành công thì thôi.
Khi có trộm thì hệ thống này cũng báo động tương tự như báo cháy ở trên. Khi có tín hiệu phát hiện có trộm từ bộ cảm biến thì tín hiệu này được đưa qua 1 FlipFlop để chốt dữ liệu này lại. Tín hiệu sau khi chốt sẽ tác động vào chân P3.1 của vi điều khiển, báo cho vi điều khiển biết là có kẻ trộm. Sau khi vi điều khiển nhận được tín hiệu này ra lệnh quay số báo động đến cho chủ
nhà biết trước, bằng cách đóng tải giả (nhấc máy), sau đó sẽ quay số điện thoại cho chủ nhà. Số điện thoại này đã được cài đặt sẵn trước đó thông qua bàn phím trên điện thoại. Cách cài đặt số điện thoại sẽ được trình bày ở phần sau. Sau khi quay xong số điện thoại thì hệ thống này sẽ đợi trong khoảng thời gian 30giây, nếu không có ai nhấc máy thì sẽ nhảy sang thực hiện cuộc gọi thứ 2. Nếu cuộc gọi thứ 2 cũng không thành công thỉ nhảy về cuộc gọi thứ nhất và tiếp tục như vậy cho đến khi nào cả hai cuộc gọi thành công thì thôi. Nếu trong khoảng thời gian 30giây có người nhấc máy thì tổng đài cấp tín hiệu đảo cực báo cho thuê bao gọi biết là thuê bao đầu bên kia đã nhấc máy. Tín hiệu đảo cực được tổng đài cấp, được hệ thống này nhận bằng một mạch cảm biến tín hiệu đảo cực để báo cho vi điều khiển biết là đầu bên kia đã nhấc máy. Lúc này vi điều khiển sẽ cho truy xuất câu thông báo cho chủ nhà
với nội dung thông báo bằng tiếng nói :”Hiện nay nhà của bạn đang có
trộm. Xin bạn về nhà gấp”. Sau khi phát thông báo xong mạch sẽ mở tải giả
và nhảy sang thực hiện cuộc gọi thứ hai để báo cho công an địa phương biết.
Nếu cuộc gọi thứ hai thành công thì sẽ phát câu thông báo: ”Hiện nay tại số
nhà A, đường B, phường C, quận D đang có kẻ trộm. Xin mời các đồng chí tới bắt gấp”. Sau khi phát thông báo xong hệ thống này sẽ mở tải giả để tắt
thuê bao, kết thúc cuộc gọi báo động. Sau khi kết thúc việc gọi báo động ta phải reset lại mạch báo trộm bằng một nút reset để cho mạch trở lại vị trí ban đầu.
Khi muốn cài đặt số điện thoại để báo động, ta có thể ở xa hệ thống cũng có thể cài đặt được và cũng có thể ở tại chỗ để cài số điện thoại. Nếu muốn cài số điện thoại cần báo động vào hệ thống ta chỉ việc quay số điện thoại về hệ thống mình muốn cài đăt. Sau đó bấm mã passwords của hệ thống để xâm nhập vào hệ thống, tiếp theo sau là bấm lệnh để cài số điện thoại vào. Mã lệnh để cài đặt số diện thoại là 21. Sau khi bấm mã 21 thì hệ thống sẽ cho ta cài đặt số điện thoại báo động thứ nhất cho báo động cháy, sau khi cài đặt xong số điện thoại thứ nhất muốn báo động cho báo động cháy thì người cài
đặït bấm phím “ * ” để kết thúc số điện thoại thứ nhất . Nếu muốn kết thúc việc nạp số điện thoại luôn thì bấm tiếp phím “ # “ thì hệ thống sẽ cho kết
thúc việc nạp số điện thoại. Nếu người điều khiển muốn cho nạp tiếp số điện
thoại thứ 2 thì sau khi bấm phím “ * “ thì bấm tiếp số điện thoại thứ 2 muốn
cài đặt. Sau khi bấm xong số điện thoại thứ 2 muốn cài đặt thì bấm phím “ * “ để kết thúc việc nạp số điện thoại thứ 2 và bắt đầu cho số điện thoại thứ 3. Nếu muốn cài đặt số điện thoại thứ 3 thì bấm tiếp số điện thoại thứ 3 muốn cài đặt vào. Sau đó bấm phím “ * “ để kết thúc số điện thoại thứ 3 và bắt đầu cho việc nạp số điện thoại thứ 4. Nếu muốn nạp số điện thoại thứ 4 thì bấm số điện thoại thứ 4 vào và bấm phím “ * “ để kết thúc việc việc nạp số điện thoại thứ 4 cũng là sộ điện thoại để báo động cuối cùng trong hệ thống báo động này. Để kết thúc việc nạp số điện thoại thì ta bấm tiếp phím “ # “ để thoát khỏi chương trình nạp số điện thoại.
II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI:
Với đề tài: “Hệ thống điều khiển thiết bị điện từ xa và tự động quay số
báo động thông qua đường điện thoại“ là một hệ thống khá hoàn chỉnh. Với
chức năng báo động và phản hồi bằng tiếng nói, cho nên sẽ báo chính xác các trạng thái thiết bị và tình hình xảy ra sự cố một cách chính xác tạo cho người nghe thông báo và điều khiển có cảm giác an tâm hơn. Hệ thống này có thể đặt ở nhà riêng, xí nghiệp, cơ quan, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng, khách sạn, chung cư .v.v…
Với hệ thống này, chúng ta có thể phát triển theo hướng đưa hệ thống này giao tiếp với máy tính. Sau đó, đưa chức năng điều khiển và báo động lên mạng internet. Tức hệ thống này vẫn hoạt động bình thường ở chế độ như trước nhưng bây giờ hệ thống này được giao tiếp với mạng máy tính. Cho nên, chúng có thể được điều khiển và quay số báo động thông qua mạng internet. Nếu chúng ta sử dụng mạng thì những thông tin về điều khiển, báo động sẽ phong phú và có nhiều chức năng hơn.
Ví dụ: khi đưa hệ thống này lên mạng thì khi điều khiển chúng ta sẽ biết nhiều thông tin về thiết bị mình muốn điều khiển hơn, biết được ngày giờ và tên người điều khiển trước đó.
Còn đối với hệ thống báo cháy, báo trộm thì sẽ được cập nhật ngày giời xảy ra vụ cháy hay khi có kẻ trộm đột nhập và nghi lại được hình ảnh từ lúc bắt đầu xảy ra vụ cháy cho đến kết thúc vụ cháy và ghi lại được hình ảnh từ lúc phát hiện được kẻ trộm đột nhập bằng camera thông qua mạng internet để lưu trử vào máy tính muốn quan sát.
Đối với mạch âm thanh ta nên sử dụng những IC chuyên dùng cho việc ghi phát ngữ âm. Để làm giảm kích thước của mạch âm thanh, giảm giá thành và thuận tiện hơn cho người sử dụng. Khi muốn thay đổi thông tin báo động hay