ASP bổ sung cho các công nghệ đã có từ trước như CGI (Common Gateway Interface), Giúp người dùng xây dụng các ứng dụng web với những tính năng sinh động. Tuy nhiên, khác với CGI, các trang ASP không cần phải hợp dịch.
Dễ dàng tương thích với các công nghệ của MicroSoft. ASP sử dụng ActiveX Data Object (ADO) để thao tác với cơ sở dữ liệu hết sức tiện lợi.
Với những gì ASP cung cấp, các nhà phát triển ứng dụng web dễ dàng tiếp cận công nghệ này và nhanh chóng tạo ra các sản phẩm có giá trị. Điều này hết sức có ý nghĩa trong điều kiện phát triển như vũ bảo của tin học ngày nay. Nó góp phần tạo nên một đội ngũ lập trình web lớn mạnh.
ASP có tính năng mở. Nó cho phép các nhà lập trình xây dựng các component và đăng ký sử dụng dễ dàng. Hay nói cách khác ASP có tính năng COM(Component Object Model)
Khuyết điểm :
ASP chỉ chạy và tương thích trên môi trường Window điều này làm ASP bị hạn chế rất nhiều.
Dùng ASP chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn trong việc can thiệp sâu vào hệ thống như các ứng dụng CGI.
Các ứng dụng ASP chạy chậm hơn công nghệ Java Servlet.
Tính bảo mật thấp. Không giống như CGI hay Java servlet, các mã ASP đều có thể đọc được nếu người dùng có quyền truy cập vào web server. Có lẽ đây là lý do quan trọng nhất để người dùng không chọn công nghệ ASP.
CHƯƠNG 3 : VBSCRIPT 3.1. VBSCRIPT LÀ GÌ ?
VBScript là một thành phần của ngôn ngữ lập trình Visual Basic . VBScript cho phép thêm các Active Script vào các trang Web. Microsoft Internet Explorer 3.0 có thể chạy được các chương trình VBScript chèn vào các trang HTML. Với VBScript ta có thể viết ra các form dữ liệu hay các chương trình Game chạy trên Web.
Sự phát triển của VBScript :
VBScript khởi đầu phát triển cho môi trường Client side. VBScript 1.0 được đưa ra như là một bộ phận của Internet Explorer 2.0 và VBScript cung cấp phần lớn các chức năng lập trình của ngôn ngữ Visual Basic . Sự khác nhau lớn nhất của VBScript và Visual Basic là VBScript ngăn chặn truy xuất file. Bởi vì mục tiêu chính của việc thiết kế VBScript là cung cấp một ngôn ngữ Script mềm dẽo nhưng ngăn ngừa các mục đích phá hoại từ phía Browser. Cùng với sự ra mắt của Internet Information Server 3.0 và Active Server Pages, VBScript 2.0 bây giờ có thể chạy trên Web Server. VBScript 2.0 mở rộng khả năng lập trình so với phiên bản đầu tiên mà đặt trưng là cho phép tự động nối kết tới ActiveX từ Web Server. Sự nối này cho phép khả năng truy xuất tới Cơ sở dữ liệu trên các Server và chạy các ứng dụng trên Server.
3.2. KIỂU DỮ LIỆU CỦA VBSCRIPT
VBScript có một kiểu dữ liệu duy nhất được gọi là Variant. Variant là một kiểu dữ liệu đặc biệt có thể chứa các kiểu thông tin khác nhau tùy thuộc vào cách sử dụng của nó. Variant cũng là kiểu dữ liệu duy nhất được trả về bởi tất cả các hàm trong VBScript.
Ví dụ một Variant có thể chứa dữ liệu là số hoặc chuỗi, nó được coi là số hoặc là chuỗi tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng của nó.
Variant có thể chứa các kiểu dữ liệu Subtype như trong bảng sau :
Subtype Diễn giải
Empty Variant mặc định giá trị 0 đối với biến kiểu số hoặc là chuỗi có
chiều dài là 0 (“”) đối với biến chuỗi.
Null Variant là Null. Boolean True hoặc False.
Byte Chứa integer từ 0 tới 255.
Integer Chứa integer từ -32,768 tới 32,767.
Currency -922,337,203,685,477.5808 tới 922,337,203,685,477.5807.
Long Chứa integer từ -2,147,483,648 tới 2,147,483,647.
Double Chứa -4.94065645841247E-324 tới 4.94065645841247E-324
Date
(Time) Chứa một số tượng trưng cho ngày từ 1/1/100 tới 31/12/ 9999 String Chứa một chuỗi có chiều dài có thể tới khoản 2 triệu kí tự
Object Chứa một object.
Error Chứa số của lỗi.
3.3. BIẾN
Biến là một vị trí xác định trong bộ nhớ máy tính có giá trị thay đổi trong lúc Script đang chạy. Ta có thể tham khảo đến giá trị của biến hoặc thay đổi giá trị của nó bằng cách dùng tên của biến. Trong VBScript biến luôn luôn là một kiểu dữ liệu cơ bản đó là Variant.
Khai báo biến :
Khai báo biến bằng cách dùng từ khóa Dim, Public va Private . Ví dụ : Dim MyVar
Dim Top, Bottom, Left, Right
Biến có thể được khai báo ở bất kỳ nơi nào trong Script.
Qui tắc đặt tên biến :
- Biến phải bắt đầu bằng kí tự chữ - Không chứa các kí tự đặc biệt - Không quá 255 kí tự
- Không được trùng tên trong phạm vi khai báo.
Phạm vi của biến :
Khi ta khai báo một biến trong Procedure thì chỉ trong Procedure mới có thể truy xuất hoặc thay đổi giá trị của nó, lúc đó nó được gọi là biến cục bộ (Cấp Procedure ). Đôi khi ta cần sử dụng biến ở phạm vi lớn hơn ví dụ như khi sử dụng ở tất cả Procedure trong Script thì ta khai báo ở bên ngoài Procedure (Cấp Script).
Thời gian sống của biến :
- Cấp Script : Bắt đầu từ lúc khai báo đến lúc kết thúc Script.
- Cấp Procedure : Bắt đầu từ lúc khai báo cho đến lúc kết thúc Procedure .
Gán trị cho biến :
Ví dụ: Myvar = 10
Ví dụ: Dim A(10)
A(0) = 1 A(1) = 2 . . . A(10) = 11
Ta gán giá trị cho mỗi phần tử của mảng bằng cách sử dụng tên mảng và chỉ số. Phần tử đầu tiên của mảng có chỉ số là 0.
Biến mảng không giới hạn số phần tử trong một chiều (dimension) và ta có thể khai báo một biến mảng có tới 60 chiều, nhưng thông thường ta chỉ sử dụng tối đa từ 3 đến 4 chiều.
Mảng nhiều chiều được khai báo như sau :
Ví dụ: MyArray(5,10)
Ta cũng có thể khai báo biến mảng có kích thước thay đổi trong lúc chạy Script và được gọi là mảng động (dynamic).
Ví dụ: Dim MyArray( )
ReDim MyArray(20)
3.4. HẰNG
Tạo hằng : Tạo hằng trong VBScript bằng cách dùng từ khóa Const và sau đó
gán giá trị cho nó.
Ví dụ: Const MyString
MyString = “This is my string” Const MyAge
MyAge = 32
Lưu ý rằng giá trị của hằng chuỗi phải được đặt trong 2 dấu nháy kép (“ “). Giá trị của hằng ngày tháng phải đặt trong 2 dấu (#).
Ví du : Const MyDate
MyDate = #16-06-68#
3.5. TOÁN TỬ (OPERATOR) Độ ưu tiên của các toán tử : Độ ưu tiên của các toán tử :
VBScript có đầy đủ các loại toán tử và có độ ưu tiên tuần tự theo các nhóm sau : Các toán tử toán học, các toán tử so sánh, toán tử nối chuỗi, và các toán tử Logic.
- Các toán tử trong ngoặc ưu tiên hơn bên ngoài.
- Nếu hai toán tử cùng độ ưu tiên như nhau ví dụ như toán tử cộng (+) và trừ (-) hay nhân (*) và chia (/) thì theo thứ tự ưu tiên từ trái sang phải.
Bảng các toán tử :
Toán học So sánh Logic
Diễn giãi Kí
hiệu Diễn giãi
Kí
hiệu Diễn giãi
Kí hiệu
Mũ ^ So sánh bằng = Phủ định Not
Đảo dấu - So sánh khác <> Phép và And Nhân * So sánh nhỏ hơn < Phép hoặc Or Chia / So sánh lớn hơn > Phép Xor Xor Chia nguyên \ Nhỏ hơn hoặc bằng <= Tương đương Eqv Phần dư Mod Lớn hơn hoặc bằng >= Imp Cộng + So sánh hai đối
tượng Is
Trừ -
Nối chuỗi &
3.6. CÁC CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN CHƯƠNG TRÌNH3.6.1. Cấu trúc rẽ nhánh 3.6.1. Cấu trúc rẽ nhánh
Nếu ta muốn chạy một lệnh đơn khi điều kiện If là đúng thì ta chỉ sử dụng một lệnh If . . .then .
Ta cũng có thể dùng If. . .then. . .Else để xác định thực thi một trong 2 khối lệnh. Một khối thực thi khi điều kiện If là True Khối còn lại thực thi khi điều kiện If là
False .
3.6.2. Cấu trúc lặp
Sử dụng từ khóa While :
Ví dụ:
Sub ChkFirstWhile() Dim counter, myNum counter = 0
myNum = 20
Do While myNum > 10
counter = counter + 1
Loop End Sub
Sub ChkLastWhile()
Dim counter, myNum counter = 0 myNum = 9
Do
myNum = myNum – 1 counter = counter + 1
Loop While myNum > 10
End Sub
Sử dụng từ khóa Until :
Ví dụ:
Sub ChkFirstUntil() Dim counter, myNum counter = 0 myNum = 20 Do Until myNum = 10 myNum = myNum – 1 counter = counter + 1 Loop End Sub Sub ChkLastUntil()
Dim counter, myNum counter = 0
myNum = 1
Do
myNum = myNum + 1 counter = counter + 1
End Sub
♦ Cách dùng Exit Do để thoát khỏi vòng lặp
Ví dụ:
Sub ExitExample()
Dim counter, myNum counter = 0 myNum = 9 Do Until myNum = 10
myNum = myNum – 1 counter = counter + 1
If myNum < 10 Then Exit Do Loop
End Sub
For . . .Next :
Được sử dụng khi biết trước số lần lặp. Sau mỗi lần lặp biến đếm tự động tăng lên một. Ví dụ: Sub DoMyProc50Times() Dim x For x = 1 To 50 MyProc Next End Sub
Từ khóa Step : Sau mỗi lần lặp, biến đếm được tăng thêm một giá trị bằng với
step Ví dụ : Sub TwosTotal() Dim j, total For j = 2 To 10 Step 2 total = total + j
Next MsgBox “The total is “ & total End Sub
Từ khóa Exit For : thoát khỏi vòng lặp For . . . Next
3.7. PROCEDURES
Trong VBScript có hai loại Procedure là Sub và Function.
3.7.1 Sub Procedure :
Một Sub Procedure là một loạt các lệnh VBScript được đặt trong hai từ khóa
Sub và End Sub. Sub Procedure thực thi các lệnh bên trong nó nhưng không trả lại giá trị. Sub có các đối số là hằng, biến hoặc là biểu thức được truyền vào khi ta thực hiện lệnh gọi Sub. Nếu Sub không có đối số thì sau tên Sub phải kèm theo cặp dấu ngoặc rỗng.
3.7.2 Function Procedure :
Function là một loạt các lệnh VBScript được đặt trong hai từ khóa Function và
End Function. Function có thể trả lại giá trị. Function có các đối số là hằng, biến hoặc là biểu thức được truyền vào khi ta thực hiện lệnh gọi Function. Nếu Function
không có đối số thì sau tên Function phải kèm theo cặp dấu ngoặc rỗng. Một Function
trả lại giá trị bằng cách gán giá trị cho tên của nó. Kiểu giá trị trả lại của Function luôn luôn là Variant.
CHƯƠNG 4 : HTML
THẬT LÀ ĐƠN GIẢN, HTML hay HyperText Markup Language, là một sự
định dạng để báo cho Web browser làm thế nào để hiển thị một trang Web. Những tài liệu thật sự là những trang văn bản với những Tag đặc biệt hoặc những đoạn mã để một Web browser biết làm thế nào để thông dịch và hiển thị nó trên màn hình của bạn.
4.1. CẤU TRÚC TRANG WEB.
Cấu trúc HTML
Cấu trúc cơ bản cho mọi tài liệu HTML <html>
<head>…</head> <body>…</body> </html>
Tiêu đề Tài liệu
<title>…</title>
Ở bên trong <head>…</head> Chú Thích
Các ghi chú và thông tin trong phần body nhưng không được browser hiển thị <!—blah
Màu Nền Cố định
Định màu nền cho trang web. <body bgcolor=#XXXXXX> Tập tin Cấu trúc Nền
Dùng một hình ảnh “lợp” kế nhau đầy trong trang web. <body
background=”filename.gif”> Định màu Văn bản và Siêu Liên kết
Định màu cho tất cả văn bản và siêu liên kết thành màu mong muốn. <body
TEXT=#XXXXXX LINK=#YYYYYY
VLINK=#00HH00>
4.2. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Tiêu Đề
Tiêu đề các mục có kích cở khác nhau, với n=1 to 6. Align=center để sắp tiêu đề vào giữa trang.
<Hn>…</Hn>
<Hn align=center>…</Hn> Kiểu chữ
Làm cho đậm, nghiêng, hay typewriter (chữ đánh máy). Làm cho gach dưới và gạch ngang
<b>…</b> làm cho đậm <i>…</i> làm cho nghiên <tt>…</tt> làm chữ đánh máy <u>…</u> làm cho gạch dưới <strike>…</strike>
Ký tự Đặc biệt
Mã cho ký tự đặc biệt và các dấu phụ &xxxx;
Kích thước
Đổi kích thước phông lớn hơn hay nhỏ hơn kích thước thông thường. <big>…</big>
<small>…</small>
Màu
Đổi màu đoạn văn được chọn với XXXXXX là mã màu hệ thập lục phân của trị màu RGB.
<font color=#XXXXXX> …
</font>
4.3. PHÂN ĐOẠN VÀ NGẮT QUÃNG VĂN BẢN
Sang đoạn mới cùng với một dòng trống <p>
Line Break
Sang dòng mới, không thêm dòng trống <br>
Chỉnh lề ở giữa
Chỉnh tất cả vào giữa trang <center>…
</center>
<p align=center>… </p>
Division
Chỉnh mọi thứ về bên trái, vào giữa, hay về bên phải của trang <div align=
left|center|right> …
</div>
Bảng
<tr> để định nghĩa hàng trong bảng và <td> để định nghĩa dữ kiện cho một phần tử. <table <tr> … </tr> <td … </td> </table> 4.4. SIÊU LIÊN KẾT
Liên kết Siêu văn bản Cục bộ
Liên kết đến tài liệu khác trong cùng directory/folder. <a href=”file.htm”>
Liên kết đến tài liệu khác trong directory/folder có tên là “data” nằm trong thư mục có tài liệu HTML gọi
<a href=”data/file.htm”> hypertext</a>
Liên kết đến tài liệu khác trong directory/folder cao hơn một cấp so với thư mục có tài liệu HTML gọi
<a href=”../file.htm”> hypertext</a>
Uniform Resource Locator
Địa chỉ các nguồn trên Internet: URL Liên kết Siêu văn bản của Internet
Liên kết đến một Site Internet khác, được chỉ định bởi URL <a href=”URL”>
hypertext</a>
Liên kết Siêu Hình ảnh của Internet
Hình ảnh Inline hoạt động như một siêu liên kết đến site được chỉ định bởi URL. Thêm thuộc tính border=0 để hủy bỏ hộp bao quanh hình ảnh
<a href=”url”> <img src=”file.gif” border=0></a>
PHẦN II
I. Giới thiệu về OAS
Trên thế giới, các mô hình thương mại điện tử rất phổ biến, trong đó mô hình đấu giá trực tuyến cũng không phải là ngoại lệ. Đặc trưng cho mô hình đấu giá trực tuyến là trang web nổi tiếng ebay.com , nơi mà mọi người có thể rao bán những món hàng của mình, những người mua sẽ lần lượt trả giá, ai trả giá cao nhất sẽ mua được món hàng đó. Đây là một mô hình rất phát triển tại các nước công nghiệp. Những tập đoàn đa quốc gia như Amazon, Ebay đã rất thành công với dịch vụ này. Tại Việt Nam, với sự phát triển của Internet, nhu cầu tìm kiếm, cung cấp thông tin về hàng hoá và dịch vụ qua mạng ngày càng lớn và các website thông tin rao vặt đã rất phát triển. Hàng chục trang thông tin về rao vặt với một lượng tin khổng lồ về mua và bán đã phần nào đáp ứng nhu cầu này. Mỗi ngày người duyệt web có thể đăng tải và tìm thấy hàng nghìn thông tin về hàng hoá và dịch vụ. Tuy vậy , những thông tin tại đây đã bộc lộ những hạn chế như độ tin cậy hay hàng hoá và dịch vụ đã được bán hoặc mua mà không có báo cáo lại, tư cách thành viên không được kiểm tra và đánh giá thường xuyên sau mỗi giao dịch. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã quyết định xây dựng 1 mô hình đấu giá trực tuyến nhằm chứng tỏ mức độ tin cậy của loại hình dịch vụ mới này. Tại tất cả các sàn đấu giá trực tuyến, việc kiểm định và đánh giá tư cách người tham gia đấu giá (dù là người bán hay người mua) có một vai trò quan trọng. Do vậy mà các hình thức kiểm tra nghiêm ngặt phải được thực hiện thường xuyên bởi các quản trị viên website . Thế là OAS – trang web đấu giá trực tuyến ra đời! Vậy đấu giá trực tuyến là gì? Thực chất đấu giá trực tuyến không có gì khác phương pháp đấu giá “truyền thống” mà có thể bạn đã tham gia đôi lần . Người bán rao bán mặt hàng của mình, bạn trả giá và sẽ thắng đấu giá nếu bạn trả giá cao hơn những người tham gia đấu giá khác. Điểm khác cơ bản của đấu giá trực tuyến là nó được tổ chức trên internet. Chính vì thế mà chúng tôi hy vọng sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian , công sức cho cả người bán và người mua, và nhờ đó sẽ góp phần đưa phương thức mua bán đầy tiện ích này vào cuộc sống thường nhật của mỗi chúng ta.