Hình 3.4 minh họa phương pháp báo hiệu TAW. Với TAW, bản tin BHP thiết lập được gửi đi dọc theo tuyến đường mà burst dữ liệu đi để thu thập thông tin về kênh đang sẵn sàng tại mỗi node. Tại đích, một giải thuật cấp phát kênh được thực thi, và thời điểm dự trữ mỗi link sẽ được xác định dựa trên thời điểm sớm nhất mà một kênh ở mỗi node trung gian sẵn sàng. Một bản tin BHP xác nhận được gửi ngược trở về phía nguồn để dự trữ kênh truyền cho khoảng thời gian cần thiết tại mỗi node. Tại bất kì node nào trên đường truyền, nếu kênh cần dùng đã bị dự trữ rồi thì một bản tin BHP giải tỏa được gửi về đích để giải tỏa hết các tài nguyên trước đã được dự trữ thành công. Còn nếu bản tin xác nhận tới được nguồn thì burst dữ liệu sẽ được gửi đi vào mạng lõi.
Hình 3.4: Giao thức báo hiệu TAW
Cũng nói thêm, TAW giống với mạng định tuyến theo bước sóng, kênh truyền có thể được dự trữ theo hướng xuôi như phương pháp dự trữ được tạo ở node nguồn (SIR) hay dự trữ theo hướng ngược lại từ phía đích trở về nguồn như ở phương pháp dự trữ được tạo ở node đích (DIR). TAW trong OBS khác với mạng định tuyến theo bước sóng WDM ở chỗ là tài nguyên của các node chỉ được dự trữ trong khoảng chiều dài của burst. Và nếu chiều dài của burst đã được biết trước trong quá trình dự trữ thì phương pháp giải tỏa không tường minh sẽ được dùng kèm theo nhằm tận dụng tối đa hiệu quả băng thông. Tất cả các giao thức mà ta đề cập đến ở trên đều là các giao thức báo hiệu một chiều ngoại trừ TAW là giao thức báo hiệu hai chiều. Nếu ta so sánh giữa TAW và JET, nhược điểm của TAW là trễ nhiều do ở thời gian thiết lập round-trip, chính là thời gian mà ta dùng để thiết lập các kênh; tuy nhiên, ở TAW việc mất burst xảy ra rất thấp. Vì vậy mà TAW rất phù hợp cho lưu lượng dễ mất: loss-sensitive traffic. Còn ở JET, thời gian trễ ít hơn vì chỉ là tổng của thời gian lan truyền theo một chiều và một offset time. Không có giao thức báo hiệu nào cho ta tính mềm dẻo giữa giá trị mất mát và thời gian trễ.