Định vị dựa vào mốc có sẵn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ MÔ PHỎNG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN PEGASIS TRONG MẠNG CẢM BIẾN (Trang 50 - 51)

7. Ngày hoàn thành đồ án:

2.3.1.Định vị dựa vào mốc có sẵn

Phương pháp này giảsử như sau:

¾ Có một vài con cảm biến đã biết vị trí.

¾ Những nút này sẽ gửi tín hiệu mốc(dẫn đường) theo chu kỳ.

¾ Các nút khác sẽđo tín hiệu này, sử dụng phép đo tam giác , đa trễ đểđánh giá vị trí.

¾ RSSI (Receiver Signal Strength Indicator ) được dung để xác định sự tương quan tín hiệu với khoảng cách.

Hệ thống định vị ad hoc (AHLoS) đòi hỏi một vài nút phải có vị trí xác định qua GPS hoặc qua cấu hình điều khiển. Điều này cho phép các nút xác định được vị trí của chúng qua một quá trình hai pha: xếp loại và ước đoán. Trong pha xếp loại, mỗi một nút ước đoán phạm vi của các nút lân cận. Pha ước đoán sau đó cho phép các nút lân cận mà chưa xác định được vị trí dùng phạm vi được ước đoán trong pha xếp loại và vị

trí của vật mốc để xác định vị trí của chúng.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với tín hiệu RF, và rất nhạy cảm với vật cản, nhiễu đa đường, ảnh hưởng của môi trường (mưa,…). Hơn nữa tín hiệu RF phải có phạm vi tốt: khoảng vài chục mét. Ngoài ra ngưởi ta còn sử dụng RF và sóng siêu âm: nút mốc truyền tín hiệu RF và một sóng siêu âm tới bộ thu. Thời gian

đến khác nhau giữa hai tín hiệu được sử dụng đểđo khoảng cách. Phạm vi lên tới 3 m, độ chính xác 2cm.

Tuy nhiên phương pháp giả sử rằng dấu hiệu của cột mốc ở những vị trí đã biết nhiều khi không thể áp dụng khi các nút cảm ứng triển khai ở những vùng mà khó có thể xác định được vị trí. Trên thế giới hiện này các nhà khoa học đang nghiên cứu về

việc tựđịnh vị trong đó dùng các nguồn ở những vị trí chưa biết.Mặc dù họ coi nhẹ giả

thuyết là các vật mốc phải ở vị trí cốđịnh nhưng chúng vẫn cần phải có nguồn tín hiệu. Các nguồn này được triển khai trong cùng một vùng với các nút cảm ứng và được dùng làm chuẩn cho các nút lân cận để ước đoán các vị trí và hướng chưa biết từ nguồn tín hiệu. Công trình nghiên cứu của Moses và Savvides dựa trên các nguồn tín hiệu. Các công trình khác ước đoán vị trí của các nút bằng việc xem xét các vấn đề về ước đoán vị trí như là các vấn đề về sự tối ưu lồi vì có những ràng buộc về vị trí giữa hai nút, ví dụ như phạm vi phủ sóng. Hơn nữa trong phương pháp định vị này, Patwari và các

đồng nghiệp xác định được chính xác ranh giới của vị trí sensor dựa trên các trạm gốc cốđịnh cần thiết cho thời gian đến hoặc nhận của tín hiệu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ MÔ PHỎNG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN PEGASIS TRONG MẠNG CẢM BIẾN (Trang 50 - 51)