Content Structure và Acitivity Tree

Một phần của tài liệu Tầm quan trọng trong việc xây dựng nên công cụ tạo gói nội dung tuân theo chuẩn SCORM trong e-learning (Trang 41 - 45)

Sơ đồ Content Structure là một công cụ rất thông dụng được sử dụng bởi cộng đồng thiết kế bài giảng mô tả mối liên hệ phân cấp của một learning experience (kinh nghiệm học tập - tức là một loạt các đối tượng sắp xếp theo một thứ tự nhất định nhằm thể hiện một mục đích học tập nào đó. IMS SS Specification định nghĩa và sử dụng một khái niệm tương tự gọi là Activity Tree nhằm thể hiện để mô tả cấu trúc của các đơn vị học tập. Activity Tree cho phép mô tả các yêu cầu xử lý và thông tin như là các thuật toán xác định thứ tự và các hành vi theo một cách độc lập.Hình vẽ dưới đây mô tả một Activity Tree :

Hình vẽ biểu diễn một Activity Tree. Gốc là “Course” (Cua học) - cũng là một learning activity – mà sau này chúng ta sẽ gọi nó là một cluster.

Thường thì các chương trình LMS sẽ thực thi một cấu trúc như Activity Tree để tuân theo Sequencing Definition Model và Sequencing Behavior (sẽ đề cập sau).

Xây dựng một cây hoạt động (Activity Tree) từ một Content Package

Trong cuốn sách CAM định nghĩa một cấu trúc cung cấp một tổ chức của nội dung học tập. Đây chính là dạng của một Content Organization được biểu diễn trong một gói nội dung (content package) thông qua thành phần <organization>. Mỗi item trong cấu trúc phân cấp biểu diễn một đơn vị học tập. Item có thể có các item con trong đó và được gán thêm các nhãn tùy theo ý đồ của người thiết kế. Ví dụ như khóa học, module, đơn vị, bài học…Hãy xem hình vẽ dưới để hiểu cách xây dựng một cây hoạt động (Ativity Tree )từ một Content Package.

Hình X.Mối quan hệ giữa Content Organization và Activity Tree.

Bây giờ, chúng ta sẽ giải thích cụ thể hình vẽ trên.

• Một cây hoạt động (AT) biểu diễn một cấu trúc nội dung khái niệm rút ra từ thiết kế nội dung, soạn bài và các quá trình tổng hợp nội dung. Một cây hoạt động (AT) biểu diễn như một Content Organization (có thành phần

<organization > ) trong gói nội dung SCORM (SCORM Content Package) để đảm bảo tính khả chuyển của thông tin xác định thứ tự.

• Một LMS tuân thủ theo SCORM sẽ dịch các tổ chức nội dung (Content Organizations) sang một cây hoạt động (AT). Một cây hoạt động (AT) biểu diễn cấu trúc dữ liệu mà LMS sẽ thực thi để phản ánh biểu diễn bên trong, có phân cấp của các learning activties đã được đinh nghĩa bao gồm cả các thông tin trạng thái theo dõi cho mỗi hoạt động (activity) trong cấu trúc phân cấp của mỗi học viên.

• Khi học viên tương tác với nội dung biểu diễn bởi cây hoạt động(AT), LMS sẽ đánh giá thông tin theo dõi và xác định thứ tự để xác định thứ tự tương đối của các learning activites, cũng như tính thích hợp cho các learning activites được thử bởi học viên dựa trên các điều kiện. Trong ngữ cảnh này, mỗi đơn vị học tập có ý nghĩa (learning experience) cho cùng một cấu trúc nội dung có thể khác nhau, dựa trên thông tin xác định thứ tự định nghĩa bởi người phát triển nội dung và các tương tác cụ thể của học viên với các đối tượng nội dung đã được thử (experienced).

Một cluster là một dạng định dạng đặc biệt của learning activity có các activities con. Từ này sẽ được dùng rất nhiều trong các hành vi xác định thứ tự (sequencing behavior) khác nhau. Một cluster sẽ bao gồm một activity cha và các con ngay cấp dưới của nó, nhưng không phải là các con cháu của các con của nó. Chính do định nghĩa như vậy nên một leaf actvity (activity lá – activity không có con) không là một cluster.

Theo đúng định nghĩa, trên hình vẽ chúng ta thấy có các cluster là cluster A, cluster B, cluster C, cluster D, và cluster E.

Định nghĩa Attempt

Một thuật ngữ cũng hay gặp nữa trong SN là attempt. Attempt được xem như là một nỗ lực để hoàn thành một activity, và trong nỗ lực đó, không hoặc nhiều đối tượng học tập có thể được thoả mãn. Các attempt trên các activities luôn luôn xảy ra trong ngữ cảnh của các attempt trên các activites bố mẹ. Cũng nên lưu ý rằng tại một thời điểm đối với một Activity Tree cho trước chỉ có một và chỉ một leaf activity có thể attempt và các tổ tiên của leaf activity sẽ bị ảnh hưởng khi leaf activity bị tác động. Một attempt bắt đầu khi một activity được xác đinh để phân phối và kết thúc khi có các nỗ lực thực thi xác định thứ tự để tìm activity tiếp theo để phân phối. Nhiều khi không thể hoàn thành một activity trong một attempt. Có thể học viên sẽ dừng lại và thực hiện attempt vào một lần khác. Tuỳ thuộc attempt tác động vào activity hoặc thông qua hành động quản trị ở bên ngoài thì trạng thái theo dõi của một

activity sẽ có thể thay đổi. Khi trạng thái theo dõi cho một activity thay đổi, trạng thái theo dõi của tổ tiên nó có thể bị ảnh hưởng (mà sau này chúng ta sẽ gọi là Rollup).

2.7.2.2.Learning Activity.

Một Learning Activity có thể định nghĩa như một đơn vị giảng dạy có ý nghĩa.Một Learning Activity cung cấp một tài nguyên học tập cho học viên hoặc bao gồm các Activites con.Do vậy ta có thể quan niệm vắn tắt “learning activity” là “activity”.

Trên hình trên là một Learning Activity có tên gọi là “Take Lesson” tức là tham gia học bài.Activity này bao gồm các activity con khác là “Take a Pre-Test”, “Experience a Content”, và “Take a Final Test” (Tức là “làm bài kiểm tra đầu vào”, “Học một nội dung theo kết quả kiểm tra đầu vào”, “làm bài kiểm tra cuối cùng”). Dưới đây là một số tính chất của actvity:

• Một activity có khởi đầu và kết thúc

• Một activity có định nghĩa rõ ràng về như thế nào là hoàn thành và mức độ hoàn thành

• Một activity có độ sâu tuỳ ý

• Một activity xảy ra trong ngữ cảnh của bố mẹ nó nếu nó có bố mẹ

Một phần của tài liệu Tầm quan trọng trong việc xây dựng nên công cụ tạo gói nội dung tuân theo chuẩn SCORM trong e-learning (Trang 41 - 45)