II.1. Về mặt lý thuyết
Với giải pháp chiếm dụng khe thời gian, hệ thống có thể kiểm tra xung đột thời khóa biểu của giáo viên trong quá trình admin xây dựng khung chương trình. Từ đó, giải pháp này mở ra hướng nghiên cứu mới về lập lịch, lập lịch trên quan điểm chiếm dụng khe thời gian. Với hướng nghiên cứu này, chúng ta có thể xây dựng chương trình lập lịch tự động hoặc bán tự động cho việc lập thời khóa biểu của chương trình học tập tại trường.
II.2. Về mặt chương trình
Hệ thống vẫn chưa mềm dẻo trong việc sinh viên đăng ký học phần nghĩa là khi lớp đã đủ người thì sinh viên không được phép đăng ký. Tuy nhiên, trên thực tế, các hệ thống quản lý đào tạo tín chỉ của các trường đại học khác, khi lớp đã đầy thì sinh viên vẫn có thể được đăng ký. Việc đăng ký này giống như việc đặt chỗ, nếu có một sinh viên khác hủy đăng ký thì sinh viên đặt chỗ đầu tiên sẽ tự động được cập nhập vào danh sách.
Hệ thống vẫn chưa quản lý việc thanh toán học phí. Do đó, trong tương lai, chúng tôi sẽ phát triển chức năng này. Thậm chí, với điều kiện thương mại điện tử đang phát triển hiện nay, chúng tôi sẽ phát triển chức năng này thành thanh toán qua mạng bằng hệ thống ngân hàng.
Với giải pháp ánh xạ dữ liệu, việc chuyển dữ liệu từ file Excel vào CSDL rất dễ dàng. Bên cạnh đó, bảng điểm của sinh viên hiện tại được ghi bằng phương pháp đánh dấu như trắc nghiệm và có thể đọc tự động bằng máy OpScan. Với hai nền tảng này, chúng tôi sẽ phát triển tiếp module đọc điểm tự động, nghĩa là nhân viên đào tạo chỉ cần đưa danh sách vào máy OpScan, máy sẽ đọc và cho ra bảng điểm ở dạng file excel. File này sẽ được đọc và cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Đây là hướng nghiên cứu rất có giá trị.
Hiện tại, hệ thống chỉ được kiểm tra trong phạm vi hẹp. Trong tương lai, nếu áp dụng cho Đại học Đà Nẵng thì rất có thể sẽ bị quá tải vì lượng sinh viên, giáo viên truy cập sẽ rất lớn. Vấn đề này mở ra hướng phát triển mới, phát triển hệ thống này thành một hệ phân tán để áp dụng cho toàn bộ các trường trực thuộc Đại học Đà Nẵng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “Chương trình đào tạo khóa 2006 – 2011” – Đại học Đà Nẵng, 2006.
[2] “Sổ tay sinh viên khóa 06 học kỳ 2” – Đại học Bách khoa Đà Nẵng, 2006.
[3] Lý thuyết đồ thị và toàn rời rạc – Nguyễn Đức Nghĩa & Nguyễn Tô Thành. [4] Lập trình Java tập 2 – Phương Lan.
[5] Java for the Web with Servelet, JSP, and EBJ – Budi Kurniawan – New Riders
Publishing, April 12, 2002.
[6] Web Development with Java Server Pages – Duane K. Fields, Mark A. Kolb, Shawn Bayern – Maning.
[7] UML for Java Programmer - Robert Cecil Martin – Object Mentor Inc.
[8] Deploying Applications with Java and UML – Paul R. Reed Jr. – Addison Wesley [9] ht t p:/ / w ww. j a v a v i e tn a m . o r g
[10] t p:/ht / dut1.ud . edu . v n [11] t p:/ht /j a v a .sun.c om