Các loại hình tấn công vào mạng

Một phần của tài liệu Vấn đề an ninh trong mạng máy tính không dây (Trang 36 - 39)

I. Khái niệm an ninh mạng

2.Các loại hình tấn công vào mạng

Các kiểu tấn công vào mạng ngày càng vô cùng tinh vi, phức tạp và khó lường, gây ra nhiều tác hại. Các kỹ thuật tấn công luôn biến đổi và chỉ được phát hiện sau

khi đã để lại những hậu quả xấu. Một yêu cầu cần thiết để bảo vệ an toàn cho mạng là phải phân tích, thống kê và phân loại được các kiểu tấn công, tìm ra các lỗ hổng có thể bị lợi dụng để tấn công. Có thể phân loại các kiểu tấn công theo một số cách sau.

2.1. Theo tính chất xâm hại thông tin

- Tấn công chủ động: Là kiểu tấn công can thiệp được vào nội dung và luồng thông tin, sửa chữa hoặc xóa bỏ thông tin. Kiểu tấn công này dễ nhận thấy khi phát hiện được những sai lệch thông tin nhưng lại khó phòng chống.

- Tấn công bị động: Là kiểu tấn công nghe trộm, nắm bắt được thông tin nhưng không thể làm sai lạc hoặc hủy hoại nội dung và luồng thông tin. Kiểu tấn công này dễ phòng chống nhưng lại khó có thể nhận biết được thông tin có bị rò rỉ hay không

2.2. Theo vị trí mạng bị tấn công

- Tấn công trực tiếp vào máy chủ cung cấp dịch vụ làm tê liệt máy chủ dẫn tới ngưng trệ dịch vụ, hay nói cách khác là tấn công vào các thiết bị phần cứng và hệ điều hành.

- Tấn công vào cơ sở dữ liệu làm rỏ rỉ, sai lệch hoặc mất thông tin.

- Tấn công vào các điểm (node) truyền tin trung gian làm nghẽn mạng hoặc có thể làm gián đoạn mạng

- Tấn công đường truyền (lấy trộm thông tin từ đường truyền vật lý)

2.3. Theo kỹ thuật tấn công

- Tấn công từ chối dịch vụ (Denied of service): tấn công vào máy chủ làm tê liệt một dịch vụ nào đó

- Tấn công kiểu lạm dụng quyền truy cập (Abose of acccess privileges): kẻ tấn công chui vào máy chủ sau khi đã vượt qua được các mức quyền truy cập. Sau đó sử dụng các quyền này để tấn công hệ thống.

- Tấn công kiểu ăn trộm thông tin vật lý (Physical theft): lấy trộm thông tin trên đường truyền vật lý.

- Tấn công kiểu thu lượm thông tin (information gather): bắt các tập tin lưu thông trên mạng, tập hợp thành những nội dung cần thiết

- Tấn công kiểu bẻ khóa mật khẩu (password cracking): dò, phá, bẻ khóa mật khẩu

- Tấn công kiểu khai thác những điểm yếu, lỗ hổng (exploitation of system and network vulnerabilities): tấn công trực tiếp vào các điểm yếu, lỗ hổng của mạng

- Tấn công kiểu sao chép, ăn trộm thông tin (spoofing): giả mạo người khác để tránh bị phát hiện khi gửi thông tin vô nghĩa hoặc tấn công mạng

- Tấn công bằng các đoạn mã nguy hiểm (malicious code): gửi theo gói tin đến hệ thống các đoạn mã mang tính chất nguy hại đến hệ thống.

2.4. Điểm lại một số kiểu tấn công mạng máy tính có dây

- Mạo danh: Mạo danh là một thành viên trong mạng để truy cập hệ thống, nhưng kiểu mạo danh hay gặp trong mạng có dây là giả làm các máy chủ như Web server, Mail server, Data server, .. để thu hút sự truy cập của máy Client, lấy nguồn thông tin mà Client cung cấp.

- Dò mật khẩu, giải mã dữ liệu: Trong mạng có dây thường thì quá trình trao

đổi dữ liệu không được mã hóa, ví dụ như quá trình trao đổi dữ liệu giữa 2 máy tính trong một mạng LAN. Vì thế, quá trình quét, dò, thử, giải mã các thông tin, phổ biến nhất là mật khẩu, thông tin cá nhân của người sử dụng ở đây thường tập trung vào dữ liệu ở các lớp cao, ví dụ lớp Present của mô hình OSI 7 lớp . Kẻ tấn công có truy cập vào đến hệ thống cơ sở dữ liệu và thực hiện giải mã ở đó.

- Tìm lỗ hổng trong hệ thống: Đây là một phương pháp khá thông dụng hiện

nay và dường như không có biện pháp ngăn chặn bởi vì kẻ tấn công luôn tìm ra các lỗi phần mềm mới trong hệ thống, tiêu biểu nhất là của hệ điều hành Microsoft Windows, các hệ quản trị CSDL SQL Server, ..

- Chiếm quyền điều khiển: Việc chiếm quyền điều khiển có thể xuất phát từ việc dò lỗi của các lỗ hổng, cũng có thể do việc đưa được các chương trình của kẻ

phá hoại ví dụ như virus vào được hệ thống. Khi đó kẻ tấn công có thể thực hiện phá hoại ngay hoặc có thể thu thập, bắt các thông tin trao của trên máy tính đó.

- Tấn công từ chối dịch vụ - DOS: Kiểu tấn công này cũng khá phổ biến, ngoài

ra nó còn được phát triển thành những hình thức khác, ví dụ như DRDOS – Distributed Reflection DOS, tấn công từ chối dịch vụ kiểu phân tán bằng phản xạ, có nghĩa là kẻ tấn công có thể chỉ cần dùng một máy tính bình thường, đường truyền tốc độ thấp ra lệnh cho nhiều máy chủ cùng gửi bản tin tấn công DOS đến một máy chủ khác theo nguyên lý truyền phản xạ bản tin từ máy chủ này sang máy chủ kia.

Một phần của tài liệu Vấn đề an ninh trong mạng máy tính không dây (Trang 36 - 39)