quản lý, theo loại hình doanh nghiệp… còn nhiều bất hợp lý và tốc độ chuyển dịch còn khá chậm.
4.2.2.Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An các năm tới:
4.2.2.1.Đổi mới và hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế:
Chiến lược là cơ sở quan trọng để lập các qui hoạch và kế hoạch, đặc biệt là qui hoạch và kế hoạch hóa đầu tư. Chiến lược đúng, chủ trương đúng là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành.Chủ trương đầu tư sai sẽ không có hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả hoạt động rất thấp kém, xét theo cả phương diện ngành, nền kinh tế và doanh nghiệp. Thực hiên tốt các khâu của công tác quản lý chiến lược đối với nhiều loại chiến lược như: chiến lược phát triển ngành, vùng,chiến lược sản phẩm, thị trường,vốn đầu tư…là những điều kiện cần thiết để làm tốt công tác qui hoạch và kế hoạch hóa đầu tư.Tuy nhiên, trong thực tế,việc thực hiện các khâu của công tác hoạch định chiến lược còn nhiều bất cập.Do vậy, trong giải pháp này tập trung phân tích và đề xuất các kiến nghị theo các khâu của công tác hoạch định chiến lược ở cả các cấp chiến lược. Các giải pháp chính đó là:
Thứ nhất: cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác hoạch định chiến
lược của các ngành, đặc biệt quan tâm đến cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị. Khi hoạch định chiến lược tổng hợp cần chú ý chỉ tiêu dài hạn vì nó định hướng cho sự phát triển của toàn ngành, toàn khu vực chứ không đơn thuần là các kết quả cụ thể, mà khu vực kinh tế cần đạt được trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh thay đổi nếu xuất hiện những nhân tố mới ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch
Thứ hai: Khâu tổ chức thực hiện chiến lược là vô cùng quan trọng. Thực
chỉnh cho phù hợp với tình hình mới là những yêu cầu đặt ra trong khâu này của công tác hoạch định chiến lược.
Thứ ba: khâu kiểm tra,giám sát,đánh giá là một trong những khiếm khuyết của hầu hết chiến lược,ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của Nhà nước.Nhiều văn bản,quy định thiếu vắng những qui định về kiểm tra và đánh giá thực hiện.Đây là khâu cuối cùng trong công tác hoạch định chiến lược, nhưng nó rất quan trọng, cung cấp những thông tin phản hồi về tình hình thực hiện và có biện pháp điều chỉnh kịp thời để thực hiện tốt hơn.Do vậy, cần điều chỉnh trong công tác kiểm tra và đánh giá kêt quả,bổ sung các qui định vào những văn bản chiến lược mà còn thiếu,góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của khu vực..
4.2.2.2.Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch :
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ngành,vùng,đảm bảo sự phù hợp giữa quy hoạch ngành của trung ương và quy hoạch lãnh thổ của địa phương là những biện pháp vĩ mô quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Một bài học thực tế những năm qua là, do tập trung vốn vào một số ngành nghề cụ thể không theo một quy hoạch thống nhất, quá tham vọng so với khả năng hạn chế của thị trường như đường,xi măng,.. đã làm cho những ngành nay lâm vào tình trạng khó khăn khi khủng hoảng xảy ra.Hay là ưu tiên phát triển vào một số huyện thị mà quên đi những huyện khác còn khó khăn nhiều.Vì vậy, việc hoàn thiện quy hoạch các ngành,các địa phương và lãnh thổ,đảm bảo sự phù hợp giữa quy hoạch ngành của trung ương và quy hoạch lãnh thổ của địa phương là điều kiện đầu tiên để từ đó xây dựng quy hoạch đầu tư,xác định được các dự án cần đầu tư và dần từng từng bước cơ cấu lại các khoản chi.Công tác qui hoạch nói chung, qui hoạch đầu tư nói riêng, cần được hoàn thiện theo hướng sau:
Một là quy hoạch phát triển các ngành cần ưu tiên.
Hai là công tác quy hoạch hướng tới phục vụ phát triển nhanh và bền vững các vùng kinh tế trọng điểm chủ yếu xác định, đồng thời hỗ trợ các vùng khác phát triển thỏa đáng, để giảm khoảng cách giàu nghèo. Do vậy, trước mắt công
tác quy hoạch và kế hoạch phải đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của các vùng kinh tế trọng điểm chủ yếu đã xác định là Thành phố Vinh,thị xã Cửa Lò,thị trấn Hoàng Mai,… bằng các cơ chế chính sách và phát huy nguồn lực tổng hợp để tạo điều kiện thu hút, tích cực tập trung vốn, tạo bước đột phá cho toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, toàn bộ khu vực nông thôn từng bước phát triển bằng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của ngân sách nhà nước và nguồn lực tại chỗ. Có thể vẫn chấp nhận khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng tiếp tục được nới rộng ra trong thời gian tới, nhưng với tiền đề do khu vực trọng điểm tạo ra, sẽ dần điều tiết, hỗ trợ cho các vùng khó khăn trong việc xóa đói giảm nghèo và từng bước phát triển
Ba là việc xây dựng các quy hoạch và kế hoạch đầu tư cần chú trọng bố trí hợp lý giữa đầu tư mới, đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu, giữa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào tài sản vô hình với việc đảm bảo đủ vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực