Đối với toàn ngành may mặc

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu sản phẩm tại các doanh nghiệp may Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 53)

Cung cấp thông tin gián tiếp qua các trang web, đặc san ngành về thị trường xuất khẩu như các hiệp định thuế quan, hạn ngạch, các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của các quốc gia nhập khẩu; tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp về đăng ký, bảo hộ thương hiệu cũng như các đặc tính thị trường khác như xã hội, văn hoá, thu nhập. Phổ biến các vấn đề chung về sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp như cách thức thủ tục để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, vấn đề quản trị sở hữu công nghiệp và đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể có những chỉ dẫn riêng cho từng đối tượng doanh nghiệp.

Củng cố mối quan hệ với Liên đoàn may mặc Châu Á để khẳng định vị thế của ngành may mặc Việt Nam, từ đó xây dựng thương hiệu may mặc Việt Nam trên thế giới. Với tư cách là một thành viên, ngành may mặc nước ta sẽ được hỗ trợ và giúp đỡ từ các thành viên khác của Liên đoàn gia nhập vào các thị trường mới cũng như kinh nghiệm quản lý, sản xuất… đồng thời góp ý kiến đưa ra các đề xuất có lợi cho liên đoàn cũng như ngành may nước ta .

Phát triển các hiệp hội may mặc, liên đoàn may mặc Việt Nam để các doanh nghiệp có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau đồng thời trao đổi kinh nghiệm về phát triển thị trường cũng như về xây dựng thương hiệu.

Viện mẫu thời trang Việt Nam ( Fadin) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thiết kế cả về số lượng cũng như chất lượng nhầm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp may mặc. Đồng thời trong thời gian tới các công ty may cần phải tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận nhiều hơn nữa

công nghệ kỹ thuật của nhà máy để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thiết kế. Mở rộng hợp tác với nước ngoài, nâng cấp các trường dạy nghề, cải tiến phương pháp đào tạo cho sát thực tế.

Thay mặt các hội viên khuyến nghị với Chính Phủ về các chính sách vĩ mô liên quan đến ngành trong tiến trình hội nhập. Như phát triển cơ sử hạ tầng, đường xá, các sân bay, cảng biển nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu hàng may mặc, định hướng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ khác, hay hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan, tăng cường các biện pháp quản lý thị trường nhằm chống nạn hàng giả hàng nhập lậu. Với thời thế hiện nay cho thấy muốn phát triển ngành may mặc cần phải phát triển các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, công nghiêp dệt, cơ khí điện máy, du lịch, thương mại… Đòi hỏi một chính sách đồng bộ từ phía Nhà nước cả về quy hoạch vùng kinh tế, liên kết kinh tế liên ngành.

Tổ chức nhiều buổi diễn thời trang cũng như hội chợ hàng may mặc quy mô lớn, hiện đại cả trong và ngoài nước nhằm đưa sản phẩm, thương hiệu may mặc Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng. Bởi đa số các doanh nghiệp may đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít vốn nên không có điều kiện quảng bá thương hiệu qua kênh bán hàng tại các thị trường nước ngoài. Vì lẽ đó nên ngành may mặc cần có sự hỗ trợ để các doanh nghiệp may trong nước có thể quảng bá được thương hiệu và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.

Xây dựng trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế để cập nhật cho cán bộ quản lý, kinh doanh về kiến thức hội nhập quốc tế, tranh chấp quốc tế, phát triển sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin trong kinh doanh ngành may mặc.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu sản phẩm tại các doanh nghiệp may Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w