Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà nội (Trang 27 - 33)

Các nhân tố khách quan tác động tới doanh nghiệp, có những lúc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhưng có lúc kìm hãm sự phát triển của nó.

Sự tác động đó không thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp do vậy khi gặp những nhân tố này các doanh nghiệp luôn phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp với tác động đó. Đối với những tác động tích cực thì doanh nghiệp cần tận dụng để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng thêm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cho doanh nghiệp. Với tác động tiêu cực thì doanh

nghiệp cố gắng điều chỉnh sao cho sự tác động đó ít gây ảnh hưởng xấu cho doanh nghiệp.

1.3.2.1 Sự quản lý của Nhà nước

Trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp mang một đặc thù riêng nó, Nhà nước có trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp đó để nó đi vào hoạt động theo một khuôn khổ mà Nhà nước quy định.

Nếu trước đây nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tự cung tự cấp, chậm phát triển và rất lạc hậu, nhưng từ khi đổi mới dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước nền kinh tế nước ta đã và đang trên đà phát triển. Nhà nước quản lý các doanh nghiệp dưới các hình thức như văn bản pháp luật, cơ chế quản lý tài chính. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân theo pháp luật mà Nhà nước đưa ra, từ khi bắt đầu thành lập đến khi hoạt động và ngay cả giải thể hay phá sản doanh nghiệp đều phải tuân theo chế độ hiện hành.

Đảng và Nhà nước ban hành các luật lệ, chính sách nhằm mục đích tránh sự gian lận, đảm bảo sự công bằng và an toàn trong xã hội.

Khi Nhà nước quy định việc dán tem cho sản phẩm là để bảo vệ người tiêu dùng, hơn nữa tạo uy tín cho doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm, tránh hiện tượng hàng giả.

Nhà nước ban hành thuế giá trị gia tăng để thay thế cho thuế doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho thuế lợi tức tác động rất lớn tới các hoạt động của doanh nghiệp. Việc thay thế này nhằm khắc phục nhược điểm của loại thuế cũ, mở rộng diện ưu đãi thuế cho doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc hạ giá bán, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cả ở thị trường trong nước và nước ngoài, thúc đẩy việc mua bán có hoá đơn chứng từ làm cho việc quản lý tài sản ngắn hạn trở nên hiệu quả hơn.

Việc Nhà nước tăng thuế thu nhập doanh nghiệp gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp việc Nhà nước cắt giảm thuế xuất nhập khẩu cũng đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Cơ hội là sản phẩm của doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài mà không hạn chế, cạnh tranh với sản phẩm các nước khác. Nhưng một vấn đề đặt ra là liệu sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có đủ chất lượng để có thể cạnh tranh với các nước khác. Khi cắt giảm thuế rất dễ xảy ra hiện tượng nhập siêu lúc đó hàng hoá nước ngoài sẽ tràn ngập trong nước, lúc này sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ ở đâu. Các nhà hoạch định chính sách phải tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển đặc biệt là chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước, chẳng hạn như Nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cấp cơ sơ vật chất kỹ thuật, đồng thời nâng cao chât lượng sản phẩm.

1.3.2.2 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Để tồn tại được thì các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau. Cùng là các doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp nào có sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp thì sẽ thu hút được nhiều người mua. Như vậy vấn đề của các doanh nghiệp là thu hút được khách hàng và tất nhiên phần thắng sẽ thuộc về kẻ mạnh. Hiện nay các doanh nghiệp luôn hướng tới việc trọng cầu, việc đưa ra các phương thức về giá cả, mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp phải quan tâm.

Khi mà khoa học điện tử, công nghệ phát triển nhanh thì các sản phẩm trước đây sẽ trở nên lạc hậu, thay vào đó là các sản phẩm có chất lượng cao. Chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng nhanh, sản phẩm sẽ thu hút

được đông đảo khách hàng, số lượng bán tăng, như vậy doanh nghiệp cũng phải thường xuyên thay đổi lượng tài sản ngắn hạn của mình sao cho hợp lý.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra gay gắt nếu doanh nghiệp nào không biết cách đối phó dễ bị các doanh nghiệp khác đánh bật ra khỏi thị trường.

1.3.2.3 Nhu cầu của khách hàng

Nhu cầu khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của doanh nghiệp trong việc sản xuất ra loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, mẫu mã như thế nào.

Nhu cầu của con người ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu như trước đây cung có khi không đáp ứng đủ cầu nhưng hiện nay thì ngược lại, nhu cầu khách hàng ngày càng tăng nên doanh nghiệp cần có những biện pháp để cung cấp thêm lượng sản phẩm, do đó mà lượng vật tư dự trữ đầu vào cũng tăng thêm, đồng thời việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng cũng cần được nới lỏng và điều đặc biệt là việc cung cấp sản phẩm tới tay khách hàng. Những doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên khéo léo, tận tình cộng với công tác xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm của mình để thâm nhập vào thị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm làm doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh.

Khách hàng luôn thích sự đổi mới do đó các nhà quản lý phải nắm bắt được nhu cầu đó để mua sắm các nguyên vật liệu thích hợp, có thể dùng hẳn một loại nguyên vật liệu mới song cũng có thể pha trộn giữa các nguyên vật liệu tạo nên sự phong phú đa dạng về mặt hàng.

Tóm lại nhu cầu khách hàng có tác động lớn tới việc ra quyết định sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, đồng thời cũng thúc đẩy các nhà quản lý đưa ra một phương thức để sử dụng tài sản ngắn hạn một các hiệu quả hơn.

Trên đây là các nhân tố chính tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cần quan tâm tới các nhân tố khác như thiên tai, dịch bệnh...

Chẳng hạn thiên tai xảy ra, với các doanh nghiệp sản xuất thì những nguyên vật liệu khó bảo quản sẽ bị hư hỏng, doanh nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất nếu không không cung cấp kịp thời đủ nguyên vật liệu. Hay dịch bệnh xảy ra, nếu như trước đó lượng hàng dự trữ là khá lớn, sản phẩm tiêu thụ nhanh thì đến nay nhu cầu về loại hàng hoá đó sẽ không như trước, vì vậy doanh nghiệp sẽ phải hạn chế lượng dự trữ, đồng thời sản xuất ra các mặt hàng khác thay thế đáp ứng nhu cầu thị trường. Cần phải có sự linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề, mặc dù những yếu tố tác động đó ngoài tầm kiểm soát, không lường trước và ngăn chặn được nhưng các doanh nghiệp phải biết cách điều chỉnh những khó khăn do các nhân tố đem lại.

Vấn đề lạm phát, các doanh nghiệp cấp tín dụng thương mại phải luôn lưu ý, nếu lạm phát xảy ra, khoản phải thu của doanh nghiệp hiện tại sẽ không còn giá trị so với khoản phải thu trước thời kỳ lạm phát. Do đó sẽ không có lợi cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đưa ra thời hạn thu hồi để tránh sự tổn thất do không thu hồi lại được những khoản phải thu.

Vấn đề tỷ giá, đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng tỷ giá thay đổi cũng làm thay đổi lượng hàng hoá sản xuất, xuất nhập khẩu, nếu tỷ giá tăng thì sẽ thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại. Như vậy việc tăng hay giảm tỷ giá sẽ ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định sản xuất nhiều hay ít của các doanh nghiệp.

Vấn đề tỷ giá liên quan đến hiện tượng Dumping mà như ta đã biết, nó đem lại những thuận lợi song gây ra nhiều khó khăn mà ta không lường trước được.

Việc phân tích những nhân tố tác động này sẽ giúp các nhà quản lý có được những phương hướng, sách lược để sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà nội (Trang 27 - 33)

w