Đánh giá thực trạng huy động vốn trong công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn trong Công ty cổ phần Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 48)

VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.Thực trạng chung

2.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn trong công ty cổ phần.

2.2.1.Những kết quả đạt được

Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn, đưa công ty cổ phần dần dần thoát khỏi tình trạng tài chính yếu kém.

Mục tiêu của mọi doanh nghiệp khi kinh doanh là đảm bảo được nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Do đó, trước hết doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn, sau đó sẽ tìm cách tài trợ đủ cho nhu cầu đó.

Khi xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, doanh nghiệp có thể biết được lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dương, tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu nhiều hơn nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được từ bên ngoài, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng phần vốn chủ sở hữu để tài trợ cho phần chênh lệch. Ngược lại, nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên âm có nghĩa là nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được thừa để tài trợ cho nhu cầu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Ngoài ra doanh nghiệp còn phải xác định lượng vốn lưu động thường xuyên mà mình có để xem nguồn vốn dài hạn có đủ để đầu tư cho tài sản cố

định hay không. Nếu không, tức là vốn lưu động thường xuyên âm, thì doanh nghiệp phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định.

Ngược lại nghĩa là nguồn vốn dài hạn dư thừa để đầu tư vào tài sản cố định và phần đó có thể đầu tư vào tài sản lưu động.

2.2.2.Những tồn tai hạn chế và nguyên nhân

Một là,các công ty cổ phần Việt Nam hiện nay đều mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển so với các công ty cổ phần xuất hiện trên thế giới, tuy rằng đã có những bước phát triển khá vững chắc, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế.Khả năng huy động vốn trên các mặt còn thụ động , chưa chủ động tìm các nguồn huy động vốn mới

Hai là, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phát triển mới từ đầu năm 2006 đến nay, nhưng so với trình độ chung của các nước thì đấy mới chỉ là giai đoạn đầu.Hơn nữa ,thị trường chứng khoán, mới chủ yếu là hoạt động mua đi bán lại, đầu cơ chứng khoán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp.Các hoạt động trên thị trường sơ cấp, phát hành cổ phiếu, chứng khoán lần đầu để huy động vốn doanh nghiệp vẫn chưa phát triển.

Ba là,việc phối hợp giữa kênh huy động vốn của hệ thống ngân hàng và kênh huy động vốn của ngân sách chưa đồng bộ, nên không những hiệu quả huy động chưa cao,mà hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng các công ty cổ phần huy động được còn rất hạn chế.

Bốn là, chỉ số giá tiêu dùng (CPI ) còn ở mức cao, giá vàng có nhiều biến động lớn , tỷ giá đô la Mỹ trên thị trường nhìn chung ổn định , nhưng cá biệt trên thị trường tự do có thời điểm biến động lớn.Cơ chế điều hành một số công cụ chính sách tiền tệ chưa linh hoạt.Cụ thể là tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi của các tổ chức tín dụng thương mại còn cao nên việc huy động vốn cho các công ty cổ phần còn gặp nhiều khó khăn.

Kênh huy động

vốn Ưu điểm Nhược điểm

Lợi nhuận để lại của công ty

- Giảm chi phí cho công ty khi bớt được chi phí trả lãi bên ngoài.

- Giúp công ty giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài. - Làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty.

-Phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Làm giảm lãi cổ phần chia cho các cổ đông.

Vốn dự phòng

- Giảm chi phí cho công ty khi bớt được chi phí trả lãi bên ngoài.

- Giúp công ty giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.

- Khối lượng vốn huy động phụ thuộc vào quy mô của công ty.

- Gặp rủi ro khi kinh doanh thua lỗ hoặc xảy ra trượt giá.

Khấu hao

- Khấu hao nhanh giúp cho công ty sớm thu hồi tài sản cố định.

- Tiết kiệm chi phí đầu tư thay thế tài sản hao mòn và đầu tư mới khác.

Khấu hao nhanh làm giá thành sản phẩm tăng từ đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Tăng vốn - Làm giảm chi phí cho công ty khi bớt được chi phí trả lãi khi đi vay bên ngoài.

- Làm giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.

- Làm tăng vốn chủ sở hữu

- Không thể tiến hành huy động thường xuyên.

- Làm giảm lãi cổ tức chia cho các cổ đông.

cho công ty.

Phát hành cổ phiếu.

- Số lượng vốn huy động được lớn.

- Làm tăng vốn chủ sở hữu cho công ty.

- Tốn kém và mất thời gian.

- Phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu của công ty.

- Làm giảm cổ phần sở hữu của các cổ đông.

- Chịu sự rằng buộc về pháp lý

Góp vốn hiện vật Làm tăng tài sản cố định của công ty.

Không làm tăng vốn lưu động cho công ty.

Vay tín dụng ngân hàng

-Vay được lượng vốn lớn. - Dễ dàng tiếp cận.

- Là đòn bẩy tài chính.

- Chịu chi phí trả lãi ngân hàng.

- Chịu sự rằng buộc với các điều kiện cho vay. - Chịu sự kiểm soát của ngân hàng.

Vay tín dụng thương mại

-Thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá.

- Đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông.

- Gia tăng vòng chu chuyển vốn.

- Nâng cao hiệu quả sự dụng đồng vốn.

- Hạn chế bởi quy mô của công ty.

- Kỳ hạn vay ngắn.

- Chịu sự rằng buộc bởi thời gian vòng chu chuyển vốn.

- Chịu sự rằng buộc của đối tác cho vay.

Phát hành trái phiếu

-Huy động được lượng vốn lớn.

- Sự hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào lãi suất của

- Thời gian vay vốn dài. - Lãi suất vay cố định

trái phiếu, kỳ hạn, uy tín và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Lãi suất thường cao.

Thuê mua

- Thoả mãn nhu cầu của công ty trong việc nâng cao năng lực sản xuất. - Không phải bỏ ra một lượng vốn lớn cùng một lúc để mua tài sản.

- Không làm tăng tài sản

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn trong Công ty cổ phần Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w