b, Quản lý việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước
2.3.1.1. Từ phía Nhà máy
Thứ nhất, nhìn chung Nhà máy đã thực hiện tốt các chính sách, chế độ quản lý
vốn và tài sản nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên như: đã sử dụng đất được giao đúng mục đích, điều chuyển cho đơn vị nội bộ khi có quyết định điều chuyển của Công ty len Việt Nam; Nhà máy đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; Nhà máy rất chủ động trong quản lý TSCĐ và TSLĐ (các khoản phải thu, hàng tồn kho, ngân quỹ), tích cực đưa ra các biện pháp để khai thác sử dụng triệt để các tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản: thực hiện cho thuê mặt
bằng những mảnh đất tạm thời chưa sử dụng, xây dựng nhà xưởng để cho thuê, đề xuất với Công ty len Việt Nam biện pháp xử lý các tài sản không cần dùng và không thể dùng...
Thứ hai, Nhà máy đã chủ động, linh hoạt trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản
Nhà nước giao để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của Nhà máy cũng như để thích ứng với mơi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Cụ thể, theo quy định trong Quy chế tài chính Cơng ty len Việt Nam thì:
Một là, hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị thành viên theo điều 19 Quy
chế tài chính Cơng ty len Việt Nam quy định là 50.000.000 đồng, số dư tiền gửi trên tài khoản của đơn vị không quá 100.000.000 đồng, căn cứ vào hạn mức cho phép tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi đơn vị giữ lại, phần vượt đơn vị nộp ngay về Công ty len Việt Nam; nhưng trong thực tế, để đáp ứng kịp thời nhu cầu về khối lượng vốn lưu động cũng như vòng quay vốn lưu động của Nhà máy, Nhà máy đã để tồn quỹ tiền mặt và số dư tiền gửi lớn hơn quy định, cụ thể:
01/01/2002:
- Tiền mặt tại quỹ: 113.495.363 đ
- Tiền gửi ngân hàng: 836.534.028 đ
Hai là, tổng số cho các khách hàng nợ mua hàng trả chậm của Nhà máy quy
định không vượt quá 2% tổng doanh thu, số tiền nợ tối đa là 100.000.000 đ cho một khách hàng, thời hạn thanh toán tối đa không quá 10 ngày; song trên thực tế, do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt (giá len AC của Trung Quốc đang rẻ hơn của Nhà máy từ 5000-7000 đ/kg...), Nhà máy đã chủ động áp dụng chính sách tín dụng thương mại giúp Nhà máy duy trì được lượng hàng tiêu thụ, tổng số cho các khách hàng nợ mua hàng trả chậm của Nhà máy thực tế lên tới 1.995.640.628 đ chiếm 13,20% (thời điểm 01/01/2001) và 2.385.054.946 đ chiếm 13,55% (thời điểm 01/01/2002);