Các ưu điểm của MEGACO/H.248 so với các giao thức điều khiển cổng

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN TRONG MẠNG NGN (Trang 93 - 98)

phương tiện khác

So với giao thức MGCP, phiên bản MEGACO/H.248 version 1 có các điểm nổi trội sau:

 Hỗ trợ dịch vụ đa phương tiện, các dịch vụ hội nghị đa điểm tăng cường.  Cải tiến cú pháp lệnh để việc xử lý bản tin hiệu quả hơn.

 Có khả năng lựa chọn giao thức TCP hay UDP.

 Chấp nhận cả việc mã hóa văn bản hay nhị phân.

 Các gói tin của MEGACO/H.248 chi tiết hơn MGCP, hơn thế nữa các gói tin

mới có thể được định nghĩa dựa trên các gói tin cơ sở này.

Đồ án tốt nghiệp Đại học Kết luận

KẾT LUẬN

Báo hiệu và điều khiển có một vai trò rất quan trọng trong các mạng viễn thông, đây là vấn đề quan tâm hàng đầu khi tiến hành xây dựng và phát triển các mạng viễn thông nói chung cũng như các mạng NGN nói riêng. Đồng thời đây cũng là một vấn đề rất khó và phức tạp. Có rất nhiều các giao thức khác nhau tham gia vào quá trình báo hiệu và điều khiển khi thiết lập các cuộc gọi, trong đó mỗi một giao thức lại có một vai trò và vị trí riêng.

Trên đây là các giao thức báo hiệu và điều khiển cơ bản được sử dụng trong mạng NGN mà em đã tiến hành tìm hiểu được trong thời gian thực hiện đồ án này. Trong đó, SIGTRAN là giao thức truyền tải các bản tin báo hiệu số 7 qua mạng gói theo giao thức IP; các giao thức ngang hàng (SIP, H.323) tham gia vào quá trình thiết lập cuộc gọi; các giao thức chủ tớ (MGCP, MEGACO/H.248) giữ vai trò điều khiển các MG.

Hiện nay, mạng NGN đã được triển khai trên thực tế với sự tham gia của nhiều hãng viễn thông khác nhau như: Simen, Acatel, Nortel,…Tùy theo loại thiết bị và giải pháp được đưa ra của mỗi hãng mà sự lựa chọn các giao thức báo hiệu và điều khiển cũng như sự phối hợp của các giao thức đó có sự khác nhau.

Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ cũng như thời gian nên đồ án này mới chỉ giới hạn tìm hiểu các giao thức báo hiệu và điều khiển ở mặt lý thuyết. Trong thời gian tới, đồ án này cần được hoàn thiện hơn nữa cả về mặt lý thuyết và mặt xây dựng phần mềm mô phỏng. Rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn ! jjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj

PHỤ LỤC LƯU ĐỒ XỬ LÝ CUỘC GỌI TRONG NGN

(1) Khi có một thuê bao nhấc máy (thuộc PSTN) và chuẩn bị thực hiện cuộc gọi thì tổng đài nội hạt quản lý thuê bao đó sẽ nhận biết trạng thái nhấc máy của thuê bao. SG nối với tổng đài này thông qua mạng SS7 cũng nhận biết được trạng thái mới của thuê bao.

(2) SG sẽ báo cho MGC trực tiếp quản lý mình thông qua CA-F, đồng thời cung cấp tín hiệu mời quay số cho thuê bao. Ta gọi MGC này là MGC chủ gọi.

(3) MGC chủ gọi gửi yêu cầu tạo kết nối đến MG nối với tổng đài nội hạt ban đầu nhờ MGC-F.

Đồ án tốt nghiệp Đại học Phụ lục

(5) MGC chủ gọi sử dụng những số này để quyết định công việc tiếp theo sẽ thực hiện. Cụ thể: các số này sẽ được chuyển tới chức năng R-F, R-F sử dụng thông tin lưu trữ của các máy chủ để có thể định tuyến cuộc gọi. Trường hợp đầu cuối đích cùng loại với đầu cuối gọi đi (tức đều là thuê bao PSTN):

Nếu thuê bao bị gọi cùng thuộc MGC chủ gọi, tiến trình theo bước (7).

Còn nếu thuê bao này thuộc sự quản lý của một MGC khác, tiến trình theo bước (6).

Trường hợp thuê bao bị gọi là một đầu cuối khác loại thì MGC sẽ đồng thời kích hoạt chức năng IW-F để khởi động bộ điều khiển tương ứng và chuyển cuộc gọi đi. Lúc này thông tin báo hiệu sẽ được một GW khác xử lý. Và quá trình truyền thông tin sẽ diễn ra tương tự như kết nối giữa 2 thuê bao thoại thông thường.

(6) MGC chủ gọi sẽ gửi yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến một MGC khác. Nếu chưa đến đúng MGC của thuê bao bị gọi (ta gọi là MGC trung gian) thì MGC này sẽ tiếp tục chuyển yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến MGC khác cho đến khi đến đúng MGC bị gọi. Trong quá trình này, các MGC trung gian luôn phản hồi lại MGC đã gửi yêu cầu đến nó. Các công việc này được thực hiện bởi CA-F.

(7) MGC bị gọi gửi yêu cầu tạo kết nối với MG nối với tổng đài nội hạt của thuê bao bị gọi (MG trung gian).

(8) Đồng thời MGC bị gọi gửi thông tin đến SG trung gian, thông qua mạng SS7 để xác định trạng thái của thuê bao bị gọi.

(9) Khi SG trung gian nhận được bản tin thông báo trạng thái của thuê bao bị gọi (giả sử là rỗi) thì nó sẽ gửi ngược thông tin này trở về MGC bị gọi.

(10) Và MGC bị gọi sẽ gửi phản hồi về MGC chủ gọi để thông báo tiến trình cuộc gọi.

(12) MGC bị gọi gửi thông tin để cung cấp tín hiệu hồi âm chuông cho MGC chủ gọi, qua SG chủ gọi đến thuê bao chủ gọi.

(13) Khi thuê bao bị gọi nhấc máy thì quá trình thông báo tương tự như các bước trên: qua nút báo hiệu số 7, qua SG trung gian đến MGC bị gọi, rồi đến MGC chủ gọi, qua SG chủ gọi rồi đến thuê bao thực hiện cuộc gọi.

(14) Kết nối giữa thuê bao chủ gọi và thuê bao bị gọi được hình thành thông qua MG chủ gọi và MG trung gian..

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Lê Ngọc Giao & Nguyễn Tất Đắc, Nghiên cứu các giải pháp điều khiển kết nối và phối hợp báo hiệu trong mạng NGN, mã số: 017-2002-TCT-RDP-VT-07, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện, 2002.

2. Neill Wilkinson, Next Generetion Network Services, John Wiley & Sons Ltd, England, 2002.

3. The International Engineering Consortium, Next Generation Networks, Web ProForum Tutorials: http://www.iec.org.

4. The International Engineering Consortium, SS7 over IP Signalling Transport & SCTP, Web ProForum Tutorials: http://www.iec.org.

5. Matthew C. Schlesener, Performance Evaluation of Telephony Routing over IP

(TRIP), B.S.E.E. Kansas State University, Manhattan KS Fall 1996.

6. Handley, SIP: Session Initiation Protocol, ietf-sip-rfc2543bis-02.ps, Schulzrinne/Schooler/Rosenberg ACIRI/Columbia U./4-2001.

7. Josef Glasmann, Service Architectures In H.323 and SIP: A Comparison, Munich University of Technology (TUM), http://www.comsoc.org/pubs/s

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN TRONG MẠNG NGN (Trang 93 - 98)