Nguồn tương tự

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ bài thí nghiệm mô phỏng cho môn học Cấu kiện điện tử (Trang 33 - 40)

Được sử dụng để mô phỏng trong các mạch tương tự.

voltage source : là nguồn điện áp một chiều.

Hình 3.11 – Bảng thiết lập thuộc tính cho nguồn điện áp 1 chiều

• Label: là tên kí hiệu của linh kiện sẽ hiện ra trên giao diện

• Footprint name: là tên của linh kiện khi ta vẽ mạch in

• Voltage[V] ta chỉnh mức điện áp một chiều nếu không ghi đơn vị thì đơn vị mặc định là vôn. Ngoài ra còn có các bội số khác: m (mili vôn), k(kilo vôn)… Nếu muốn cho hiển thị ra ngoài thì ta dánh dấu vào ô vuông bên cạnh.

• Internal resistance: là điện trở trong của nguồn

• IO state : cho phép xác định nguồn hoặc bộ tạo sóng một cách trực tiếp như đầu vào.

Sau khi chọn xong nhấn OK

current source: là nguồn dòng một chiều.

Hình 3.12 – Bảng thiết lập thuộc tính cho nguồn dòng 1 chiều

Các thông số cũng tương tự như nguồn áp ở trên. Chỉ khác ở chỗ thông số ở Current là ta phải ghi giá trị cho dòng điện.

battery: đây là nguồn pin một chiều.

Sau khi lấy linh kiện ra ta nhấp đôi vào linh kiện bảng sau sẽ hiện ra:

Hình 3.13 – Bảng thiết lập thuộc tính cho nguồn pin 1 chiều

Ta phải chỉnh các thông số tương tự như trên nguồn áp.

voltage generator: là một nguồn áp.

Với linh kiện này ta có thể tạo được một nguồn tín hiệu bất kì như mong muốn. Sau khi lấy linh kiện ra ta nhấp đôi vào linh kiện bảng sau sẽ hiện ra:

Hình 3.14 –Bảng thiết lập thuộc tính cho nguồn áp

• Dc level [v] :là mức điện áp một chiều

• Signal : cho phép xác định được dạng của tín hiệu. Nhấn chuột trái vào phần chữ màu xanh của ô này thì sẽ xuất hiện ,ta nhấn vào nút này sẽ hiện ra bảng sau:

Hình 3.15 –Bảng thiết lập dạng tín hiệu

Dựa vào bảng này ta xác định được dạng của tín hiệu .

• pulse: tín hiệu dạng xung

• unit step: tín hiệu dạng bước nhảy

• sinusodial: tín hiệu dạng hình sin

• cosinusodial: tín hiệu dang cosin

• square: tín hiệu dạng xung vuông

• triangle: tín hiệu dạng xung tam giác

• general: tín hiệu dạng hình thang

• User defined: tín hiệu theo một hàm nào đó do người dùng tạo ra. Khi nhấn vào thẻ này sẽ xuất hiện cửa sổ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.16 –Bảng thiết lập dạng tín hiệu người dùng tự định nghĩa

Ta có thể ghi tín hiệu dưới dạng một hàm số với biến t. Sau đó nhấn Test để kiểm tra hình dạng của tín hiệu. Sau đó nhấn OK.

Chú ý: khi ghi tín hiệu dạng hàm bậc 2 trở lên ta phải ghi dạng hàm mũ. Ví dụ: với hàm bậc 2 : t^2 chứ ta không được ghi là t*t

current generator : là một nguồn tạo tín hiệu dạng dòng điện. Sau khi lấy linh kiện ra ta nhấp đôi vào linh kiện sẽ hiện ra bảng như sau:

tín hiệu dạng dòng điện

Cách thiết lập các thông số giống như trên nguồn áp.

I(U): là nguồn dòng được điều khiển bằng điện áp.

Hình 3.18 –Bảng thiết lập thuộc tính cho nguồn dòng được điều khiển bằng điện áp

Giá trị nguồn dòng tạo ra được tính bằng giá trị nguồn áp điều khiển đưa vào nhân với hệ số trong mục transconductance [S].

U(U): nguồn áp được điều khiển bằng điện áp.

điều khiển bằng áp

Giá trị nguồn áp tạo ra được tính bằng giá trị nguốn áp điều khiển đưa vào nhân với hệ số trong voltage amplication.

U(I): nguồn áp được điều khiển bằng dòng điện.

Hình 3.20 –Bảng thiết lập thuộc tính cho nguồn áp điều khiển bằng dòng điện

Giá trị nguồn áp tạo ra được tính bằng giá trị dòng điện điều khiển đưa vào nhân với hệ số trong transresistance [ohm]

I(I): là nguồn dòng được điều khiển bằng dòng điện.

Hình 3.21 –Bảng thiết lập thuộc tính cho nguồn dòng được điều khiển bằng dòng điện

Giá trị nguồn dòng tạo ra được tính bằng giá trị dòng điện điều khiển đưa vào nhân với hệ số trong current amplication.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ bài thí nghiệm mô phỏng cho môn học Cấu kiện điện tử (Trang 33 - 40)