Các gợi ý trong việc ngăn chặn tan rã hệ thống điện:

Một phần của tài liệu 223122 (Trang 128 - 129)

b. Mô hình tải động

5.1.1. Các gợi ý trong việc ngăn chặn tan rã hệ thống điện:

Tan rã HTĐ có nguyên nhân phức tạp và đa dạng. Chúng là sự kết hợp giữa các yếu tố ngẫu nhiên nguy hiểm, các thiết bị làm việc không chính xác hoặc do sự phối hợp kém giữa các trung tâm điều khiển. Tan rã HTĐ là kết quả cuối cùng của một loạt các sự kiện liên tiếp nhau tạo nên. Vì vậy, một số gợi ý từ quan điểm ngăn chặn sụp đổ điện áp của hệ thống điện được nêu ra như sau:

Cải tiến các trạm máy biến áp và các thiết bị kèm theo trạm máy biến áp. Thông qua việc kiểm tra thường xuyên, bảo trì và thay thế các bộ phận quan trọng. Đồng thời đầu tư xây dựng mới các đường dây truyền tải hoặc nhà máy điện mới, đó là những biện pháp nhằm ngăn chặn sự tan rã HTĐ

Việc qui hoạch và tính toán thiết kế thường không thể nắm bắt được tất cả các kịch bản có thể xảy ra trong hệ thống điện và các chế độ vận hành hệ thống điện. Vì vậy, những tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu độ tin cậy của hệ thống điện phải được liên tục phát triển theo tiêu chuẩn về HTĐ của quốc tế và quốc gia. Trong thiết kế và quy hoạch lưới điện, cần xét đến sự cố mất phần tử N-m (với m2) để phân tích tính dự phòng của hệ thống điện, đặc biệt trong việc kết nối hệ thống điện.

Luận văn Thạc sĩ Chƣơng 5 124

Việc sử dụng và tăng cường hệ thống bảo vệ đặc biệt có thể khá hiệu quả trong các thời điểm trong việc ngăn chặn ngừng cung cấp điện. Việc ứng dụng các thiết bị tự động như bộ điều chỉnh điện áp, bộ ổn định công suất là cần thiết và bắt buộc đối với máy phát điện.

Rất cần thiết phải thực hiện và liên tục khuyến khích các chương trình đào tạo cho các kỹ sư vận hành HTĐ. Cần phải rút ra các bài học kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ, phải được kết hợp vào quy trình vận hành mới cũng như sử dụng những bài học đó vào việc phát triển công nghệ mới, cải tiến khả năng kiểm soát và điều khiển hệ thống điện.

Một thách thức lớn là để bảo đảm tính dự phòng và độ tin cậy của việc điều khiển từ xa thông qua các thiết bị viễc thông, sự tương tác của chúng với hệ thống điều khiển cũng cần được nghiên cứu. Điều này đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp giữa các trung tâm điều khiển và thực hiện các quyết định khẩn cấp nhằm ngăn chặn và khắc phục sụp đổ điện áp.

Nhanh chóng khôi phục sự làm việc của hệ thống điện là vô cùng quan trọng để giảm thiểu những ảnh hưởng cho xã hội khi bị mất điện. Người vận hành hệ thống điện cần phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và thực tập về phục hồi hệ thống điện, nhằm đảm bảo công nhân vận hành hệ thống điện thực hiện thành thạo các thao tác một các tốt nhất.

Một phần của tài liệu 223122 (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)