KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ phân bò lên khả năng sinh gas của hàm ủ KT1 Trung Quốc (Trang 49 - 50)

5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài: “Ảnh hƣởng nồng độ phân bò lên khả năng sinh gas của hầm ủ kiểu KT1 Trung Quốc” chúng tôi rút ra kết luận nhƣ sau:

 Đạm tổng số của chất thải đầu ra giảm trung bình 61% so với đạm tổng số của phân cho vào.

 Hàm lƣợng amoniac của chất thải đầu ra giảm trung bình 15,7% so với hàm lƣợng amoniac của phân cho vào.

 Kết quả cho thấy lƣợng gas sinh ra, lƣợng gas sinh ra theo thể tích hầm và theo % tăng theo nồng độ vật chất khô. Lƣợng gas sinh ra theo vật chất khô, theo chất hữu cơ cao nhất ở nồng độ vật chất khô 3% và thấp nhất ở nồng độ 4%.

 COD ở đầu ra giảm trung bình 74% so với phân cho vào.

 Xét toàn diện, ở nồng độ vật chất khô 3% với thời gian lƣu lại phân 20 ngày thì khả năng xử lý phân và sinh gas tốt nhất.

5.2. Đề nghị

 Nên sử dụng nồng độ vật chất khô 3% cho vào hầm biogas.

 Nên kéo dài thời gian lƣu lại của phân trong hệ thống ủ phân để xử lý chất thải chăn nuôi đƣợc tốt hơn cho đạt với tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng.

 Nếu có điều kiện, tăng cƣờng nghiên cứu định danh phân lập, ly trích các nhóm vi khuẩn có khả năng lên men sinh gas tốt trong hệ thống hầm ủ phân làm chất đốt để ứng dụng vào việc xử lý môi trƣờng tốt hơn.

 Tiến hành nghiên cứu sử dụng gas sinh học trong chạy động cơ nổ, đồng thời nghiên cứu để loại bỏ các tạp chất trong khí biogas để tăng hiệu quả sử dụng.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ phân bò lên khả năng sinh gas của hàm ủ KT1 Trung Quốc (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)