KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Bản tin kinh tế vi mô số 6 pptx (Trang 28 - 32)

trưởng dựa vào tăng đầu tư và các nguồn lực đầu vào khác. Thứ ba, đây cũng

là năm bước ngoặt trong việc điều hành kinh tế vĩ mô, với việc chuyển trọng tâm từ ưu tiên tốc độ tăng trưởng sang ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, với hai hành động chính sách nổi bật là thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011, và thông qua những định hướng lớn của kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế với trọng tâm là tái cấu trúc đầu tư công, hệ thống tài chính ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước tại Hội nghị lần thứ ba của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 diễn ra trong tháng 10 năm 2011 và tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII tiếp sau đó. Trong khi Nghị quyết 11 được xem như một gói bình ổn vĩ mô quan trọng nhằm tác động lên tổng cầu giúp hạ nhiệt nền kinh tế thì chương trình tái cơ cấu nền kinh tế lại được xem là gói giải pháp tác động lên tổng cung thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tạo tiền đề giúp nền kinh tế chuyển sang một quỹ đạo mới của sự tăng trưởng ở mức hợp lý và bền vững. Đây là những điều chỉnh chính sách hết sức quan trọng được giới chuyên gia và dư luận rộng rãi đánh giá là đã “bắt trúng mạch” các vấn đề nổi cộm của nền kinh tế hiện nay trong ngắn hạn cũng như trong trung và dài hạn. Kết quả là lạm phát thực tế và kỳ vọng đã có xu hướng giảm tốc rõ nét và kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên các thành tựu này vẫn còn chưa được vững chắc và do vậy cần tiếp tục được củng cố bằng các hành động chính sách phù hợp.

Nội dung, yêu cầu của tái cơ cấu nền kinh tế, trước hết là 3 lĩnh vực nói trên gắn liền với cải cách thể chế kinh tế - 1 trong 3 đột phá chiến lược. Đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp, rà soát hoàn thiện hế thống pháp luật, cải cách hành chính, điều chỉnh phân cấp quản lý kinh tế trong đó có phân cấp đầu tư, tiếp tục kiện toàn bộ máy nhà nước. Nhóm giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 của Chính phủ trên cơ sở cụ thể hóa Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và của Quốc hội đã thể hiện rất rõ sự kiên định trong việc tiếp tục thực hiện các nội dung của Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô và do vậy cần được thực hiện một cách quyết liệt. Việc đạt được những mục tiêu quan trọng của Nghị quyết 01 cần những nỗ lực chính sách đáng kể:

KẾT LUẬN VAØ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

KẾT LUẬN

KHUYẾN NGHỊCHÍNH SÁCH CHÍNH SÁCH

Thứ nhất, liên quan đến chính sách tiền tệ, tỷ giá: việc đưa mức lạm

phát xuống mức 1 chữ số trong năm 2012 tuy là một thách thức lớn song có

tính khả thi và quan trọng hơn cần phải được nhìn nhận như là một nhiệm

vụ bắt buộc, để có thể khôi phục và củng cố được lòng tin của công chúng

nhằm giảm lạm phát kỳ vọng một cách bền vững sau một số năm tỷ lệ lạm phát thực tế bị chệch nhiều so với mục tiêu đặt ra. Do đó cần kiểm soát có hiệu quả các chỉ tiêu “đầu vào” liên quan đến chính sách tiền tệ như tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng theo đúng như được đề ra trong Nghị quyết 01. Tỷ giá cũng cần được điều hành linh hoạt và không nên “neo” vào một biên độ quá hẹp (ví dụ như tăng không quá 3%) vì điều này sẽ thu hẹp dư địa của chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến xuất khẩu và có thể kích hoạt luồng tiền nóng từ bên ngoài vào Việt Nam để hưởng chênh lệch lãi suất và tận dụng bảo hiểm tỷ giá “miễn phí”.

Thứ hai, liên quan đến chính sách tài khóa: để bảo đảm mức tăng

trưởng hợp lý trong năm 2012 (từ 6-6,5%), trong ngắn hạn cần giảm bớt khó

khăn cho doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp có thể nên tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm và giãn tiến độ nộp thuế, đồng thời với việc tiếp tục tiết giảm các khoản chi ngân sách để đạt được chỉ tiêu bội chi ngân sách không vượt quá 4,8% như được đề ra trong Nghị quyết 01. Đồng thời với việc tiết giảm cũng cần phải cơ cấu lại các khoản chi ngân sách, trong đó có thể xem xét tăng chi trong một số lĩnh vực ưu tiên như chi cho các dự án sắp

hoàn thành, chi cho an sinh xã hội v.v... Trong trung và dài hạn, cần kiên

định quá trình tái cơ cấu đầu tư công theo hướng bảo đảm tính hiệu quả, ổn định và bền vững. Để đạt được điều này: (i) cần siết chặt kỷ luật ngân sách ở cả cấp trung ương và địa phương; (ii) chỉ tập trung đầu tư công vào những lĩnh vực khu vực tư nhân không làm được hoặc không muốn làm; (iii) nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch với trọng tâm là bảo đảm tầm nhìn ở cấp liên quốc gia, liên vùng và liên tỉnh sẽ mang tính chủ đạo; (iv) thay đổi phù hợp trong phân cấp để đảm bảo lợi ích quốc gia không bị phương hại do những lợi ích địa phương cục bộ; và (v) tạo ra một cơ chế giám sát đầu tư công hiệu quả thông qua việc tạo ra một quy trình minh bạch, có khả năng giải trình từ khâu phân bổ đầu tư cho đến khâu thực hiện đầu tư, với sự tham gia rộng rãi của người dân và các chuyên gia độc lập.

Thứ ba, liên quan đến tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: để giải quyết

một trong những vấn đề nổi cộm trong ngắn hạn là giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ v.v…) cần tăng cường giám sát các ngân hàng lớn để các ngân hàng này đẩy mạnh cho vay sản xuất trong các lĩnh vực ưu tiên với mức lãi suất hợp lý nhằm chia sẻ một phần lợi ích với cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Mặt khác cần nhanh chóng xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém đe dọa sự ổn định của hệ thống theo hướng đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền (để tránh những cú sốc hệ thống); đồng thời bảo đảm chi phí ngân sách cho quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở mức hợp lý nhất. Quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng có thể bắt đầu bằng việc Ngân hàng Nhà nước nên xem xét thực hiện ”kiểm nghiệm sức đề kháng” (stress test) để xác định ra mức độ của vấn đề đối với các ngân hàng yếu kém theo các kịch bản khác nhau về mức

độ tăng chậm lại của nền kinh tế cũng như các kịch bản về diễn biến của thị trường bất động sản.

Thứ tư, liên quan đến tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, việc

tái cơ cấu cần thực hiện trước tiên đối với các doanh nghiệp lạm dụng đòn bẩy tài chính dẫn đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức cao. Đây cũng thường là các doanh nghiệp được ưu đãi trong tiếp cận đến vốn và các nguồn lực khác. Cần yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước phải tiếp tục tiết giảm chi phí, và quan trọng hơn là phải tuân thủ các nguyên tắc thị trường và cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công khai minh bạch thông tin và chịu sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu.

thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” 

Một phần của tài liệu Bản tin kinh tế vi mô số 6 pptx (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)