Tổng kết chương

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỌC TIN TRÊN MOBILE (Trang 31 - 36)

Trong chương này, chúng tôi đã giới thiệu một cách tổng quan về J2ME, kiến trúc, các cấu hình cho từng loại thiết bị, vòng đời của một MIDlet – đơn vị cơ bản để tạo nên một ứng dụng J2ME cũng như các API để lập trình mạng và giao tiếp với các bản ghi trong J2ME

Đối với cấu hình MIDP 2.0, mặc dù còn nhiều còn nhiều hạn chế khi lập trình các giao diện đồ họa cho ứng dụng, nhưng bằng cách sử dụng các framework hỗ trợ tạo giao diện như KUIX, chúng tôi đã làm giải quyết được điểm yếu này. Với KUIX, việc xây

dữ liệu tới việc cung cấp dữ liệu cho thiết bị sẽ được chúng tôi trình bày ở các chương tiếp theo.

Chương 3

Kiến trúc đề xuất cho hệ thống 3.1.Tổng quan về hệ thống

Toàn bộ hệ thống bao gồm một ứng dụng trên mobile, có thể coi là một máy trạm (client) và một máy chủ (server) phục vụ các yêu cầu từ phía máy trạm và trả về dữ liệu cho máy trạm.

Hệ thống được phân làm 3 tầng riêng biệt. Ưu điểm của việc phân tầng đó là:

• Các tầng sẽ được tách biệt, việc thay đổi một tầng sẽ không ít ảnh hưởng đến tầng khác.

• Ngoài ra mỗi tầng có thể nằm trong một hệ thống khác với các tầng khác. Máy chủ ở tầng xử lý có thể nằm ngoài máy chủ quản trị cơ sở dữ liệu ở tầng lưu giữ. Việc này sẽ giúp triển khai từng hệ thống chuyên biệt với chức năng của nó. Đồng thời nó còn giúp cho việc tăng hiệu năng hoạt động và tính chịu tải của hệ thống sau này.

Hình 12 mô tả kiến trúc tổng quan của toàn bộ hệ thống với 3 tầng khác nhau là tầng lưu trữ (Persistant tier), tầng xử lý (Bussiness tier), tầng trình diễn (Presentation tier)

Hình 12. Kiến trúc tổng quan của hệ thống đọc tin trên mobile

3.1.1. Tầng lưu giữ (Persistant tier):

Tầng lưu giữ là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, để lưu giữ nội dung các tin tức đã lấy được, đồng thời cũng lưu giữ thông tin về từng tin tức (như tin tức đó thuộc báo nào, được cập nhật lên khi nào, có bao nhiêu tin đã đăng lại, …).

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được chọn là MySQL. MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh.Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên internet.

Cơ sở dữ liệu của hệ thống được tổng hợp từ các nguồn báo trên internet. Trên server cho chạy liên tục các bọ thu thập dữ liệu (crawler). Các bọ này có nhiệm vụ đọc các RSS lấy từ các nguồn tin tức khác nhau và lấy nội dung của từng tin tức này đưa vào cơ sở dữ liệu.

Các bọ tìm kiếm được viết bằng ngôn ngữ Python. Python là ngôn ngữ khá mạnh trong xử lý xâu, văn bản. Chẳng hạn tương tác với khối lượng lớn dữ liệu trong các file, hoặc muốn thay đổi tên, hay sắp xếp lại các file hình ảnh theo một tiêu chuẩn phức tạp. Đặc biệt Python là ngôn ngữ rất được ưa chuông khi viết các bọ tìm kiếm, bản thân Google cũng sử dụng Python để viết các bọ tìm kiếm của họ

Sau khi các bọ tìm kiếm tổng hợp tin tức từ các báo khác nhau thông qua các kênh thông tin RSS, một thuật toán sẽ được áp dụng để tìm ra các tin tức có nội dung trùng lặp nhau, thông qua đó xác định xem tin tức nào là tin gốc, tin nào là tin đăng lại. Cả tin gốc và tin đăng lại sẽ được lưu lại trong cơ sở dữ liệu, nhưng khi hiển thị ra kết quả trả về cho ứng dụng trên mobile, thì các tin tức gốc sẽ được ưu tiên hiện thị trước nhất. Các tin tức trùng nội dung thì được gộp lại thành một nhóm

3.1.2. Tầng xử lý nghiệp vụ (Business tier):

Tầng xử lý nghiệp vụ (Business tier): Là máy chủ phục vụ các yêu cầu từ máy trạm. Máy chủ này phải đồng thời tiếp nhận nhiều yêu cầu từ các máy trạm khác nhau. Có thể nói tầng xử lý là cầu nối giữa máy trạm và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Bất cứ khi

nào máy trạm gửi yêu cầu lên máy chủ, máy chủ sẽ tương tác với tầng lưu giữ, và trả về cho máy trạm các nội dung tương ứng.

Máy chủ được sử dụng là máy chủ web Apache – máy chủ web miễn phí và thông dụng nhất hiện nay. Tính đến năm 2009, Apache là máy chủ web đầu tiên đạt ngưỡng 100 triệu website sử dụng nó[11]. Apache chạy trên các hệ điều hành tựa Unix, Microsoft Windows, Novell Netware và các hệ điều hành khác. Apache đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mạng web thế giới. Mặc dù mục đích thiết kế chính của Apache không phải là để trở thành máy chủ “nhanh nhất”, nhưng hiệu năng của Apache có thể so sánh với các máy chủ có “hiệu năng cao” khác.

Việc sử dụng Apache kết hợp với PHP là một xu hướng đang rất được ưa chuộng trên thế giới. PHP với vai trò là một ngôn ngữ kịch bản (script) chạy phía server sẽ giúp việc tao ra các web động hết sức đơn giản. Điều này đặc biệt đúng khi sử dụng các framework cho lập trình PHP. Cụ thể trong khóa luận này, là sử dụng framework CakePHP.

3.1.3. Tầng trình diễn (Presentation tier):

Tầng trình diễn là một ứng dụng chạy trên một điện thoại di động. Nó sẽ cung cấp giao diện cho phép người dùng lựa chọn đọc các tin theo từng chuyên mục khác nhau, đọc các tin mới nhất, đồng thời có thể tìm kiếm các trong các tin tức của các báo khác nhau. Thông qua tương tác với người dùng, ứng dụng sẽ giao tiếp với máy chủ để lấy về các dữ liệu với một định dạng xác định.

Ứng dụng trên mobile được viết bằng ngôn ngữ java, sử dụng công nghệ J2ME của SUN. J2ME là công nghệ được SUN đưa ra J2ME ra như một chuẩn đơn mà thông qua đó các nhà phát triển có thể tạo nên các phần mềm có tính khả chuyển (portable) cho các thiết bị đơn giản. Ngôn ngữ Java là sự lựa chọn đương nhiên cho lĩnh vực này, bởi vì về cơ bản nó đã hướng nhiều về tính khả chuyển. Bằng cách này, Sun đã đảm nhận bài toán lớn về tính đa dạng của thiết bị ở một mức tổng quát, do đó các nhà phát triển không phải quan tâm đến vấn đề này nữa. Với phần lớn các dụng điện thoại trên thị trường hiện nay, một ứng dụng di động J2ME sẽ chạy được trên hầu hết các dòng máy,

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỌC TIN TRÊN MOBILE (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w