BẢNG KIỂU KÝ TỰ:

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mạch quang báo dùng EPROM (Trang 54 - 58)

Việc thể hiện kiểu ký tự trong thực tế có nhiều cách thực hiện, tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích hiển thị. Khi cần hiển thị tiếng Anh (chữ không có dấu) thì có thể dùng ma trận loại 5x7, 5x8. Khi cần hiển thị tiếng Việt (chữ có dấu) thì ta có thể dùng các ma trận có độ phân giải cao như 8x12, 8x14 hoặc cũng có thể dùng hai loại ma trận ở trên cũng được. Để chữ hiển thị được đẹp hơn, đề tài này sử dụng kiểu chữ cỡ 5x7, có dấu và chỉ hiển thị các chữ thường (không hiển thị câu văn bản toàn các chữ viết hoa).

Hình vẽ sau giới thiệu kiểu chữ cũng như cách mã hóa ký tự khi viết chương trình nạp vào EPROM. Để đề tài được ngắn gọn nên ở đây chỉ giới thiệu các chữ được hiển thị trên bảng đèn. 1E 21 21 21 12 3F 04 04 04 38 1C 20 22 21 3C 18 24 24 24 28 21 1C 04 3C 3C 04 38 22 20 3C 02 3C 04 04 04 38 48 54 54 54 38 04 04 3C 04 38 18 25 26 25 3C 3C 04 3C 04 38

Trên đây chỉ là các mã hóa của chữ màu xanh trên bảng đèn, để có các chữ màu đỏ trên bảng đèn thì ta phải mã hóa các chữ lại bằng cách thêm các bit 1 ở hàng thứ 8 của ma trận (không hiển thị ở bảng đèn). Ví dụ như khi muốn hiển thị số 2000 màu đỏ trên bảng đèn thì ta làm như sau:

04 3C 3C 04 38 18 24 24 26 19 04 3C 1E 21 21 21 1E 32 29 29 29 26 1E 21 21 21 1E 1E 21 21 21 1E 1E 21 21 21 12 1E 21 21 21 12 3C 04 04 04 38 3F 04 04 04 38 01 01 3F 01 01 3F 04 04 04 38 00 3D 02 3C 04 04 04 38

Các ô có dấu chấm đen biểu thị cho bit 1 của dữ liệu từ EPROM gởi ra, các ô không có chấm biểu thị cho bit 0.

9E A1 A1 A1 9E

CHƯƠNG 8: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH

Nguyên lý hoạt động của mạch được giải thích dựa vào sơ đồ nguyên lý ở phần phụ lục.

Do bảng đèn sử dụng 6 ma trận LED 5x8 nên ta có tổng cộng 30 cột (5 cột x 6 LED = 30 cột). Mà mạch điện này hiển thị theo phương pháp quét lặp lại (quét lặp lại: truy xuất một số ô nhớ nào đó một cách liên tục, quét lặp đi lặp lại nhiều lần với tần số cao, sau một thời gian được định trước thì sẽ chuyển qua các ô nhớ mới và bắt đầu lại quá trình quét như trên) nên ta lấy 5 đường địa chỉ đầu của EPROM (quản lý được 32 ô nhớ) để thực hiện việc quét lặp lại.

Để dữ liệu từ EPROM đưa ra hiển thị được trên bảng đèn theo một trật tự nhất định (hiển thị đúng chữ hoặc đúng hình ảnh) thì dữ liệu gởi ra này phải được đồng bộ với tín hiệu quét cột.

Khi dữ liệu từ ô nhớ đầu tiên gởi ra bảng đèn thì chỉ có cột đèn đầu tiên là được phép sáng (có sự cho phép của tín hiệu quét cột), các cột còn lại không được phép sáng (không có sự cho phép của tín hiệu quét cột). Tương tự như thế, khi dữ liệu từ ô nhớ thứ hai gởi ra thì chỉ có cột thứ hai của bảng đèn là được phép sáng, các cột còn lại thì không. Quá trình cứ tiếp tục cho đến ô nhớ cuối cùng thì chỉ có cột cuối cùng của bảng đèn là được phép sáng.

Sau đó EPROM quay về truy xuất lại ô nhớ đầu tiên và quá trình lại cứ thế tiếp diễn. Việc quay về này được điều khiển bởi hai IC 4060 và 4040.

Như vậy, xét tại một thời điểm nhất định thì chỉ có một cột LED được phép sáng (LED nào trong cột được phép sáng thì do dữ liệu từ EPROM gởi đến quyết định). Nhưng do quét với tần số cao và nhờ vào sự lưu ảnh của mắt mà ta thấy được các chữ một cách liên tục, không bị chớp tắt.

Sau khi quét 32 ô nhớ của EPROM đủ lâu (đủ thời gian để người xem có thể đọc được chữ trên bảng đèn) thì EPROM sẽ được chuyển sang quét 32 ô nhớ kế tiếp. Dữ liệu ở 32 ô nhớ này khi hiển thị trên bảng đèn sẽ tạo cho ta cảm giác như các chữ dịch đi một cột (nhờ cách viết chương trình cho EPROM).

Quá trình cứ thế tiếp tục và ta sẽ được các chữ di chuyển trên bảng đèn.

Việc đổi màu cho bảng đèn được thực hiện bởi các IC chốt kết hợp với tín hiệu điều khiển từ EPROM gởi đến. Theo hình vẽ, khi tín hiệu điều khiển từ EPROM gởi đến ở mức logic thấp thì sẽ cho phép các IC 74573 thứ nhất (nằm phía trái của mỗi cặp IC 74573, theo hình vẽ) hoạt động, cấm các IC còn lại hoạt động.

Theo quy định của đề tài này thì các IC 74573 thứ nhất sẽ quản lý các cột LED xanh, các IC còn lại sẽ quản lý các cột LED đỏ. Nên khi tín hiệu điều khiển ở mức logic thấp thì chữ trên bảng sẽ có màu xanh, chữ sẽ hiển thị màu đỏ khi tín hiệu gởi ra đường điều khiển ở mức logic cao.

PHẦN IV: TỔNG KẾT I. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MẠCH THI CÔNG: I. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MẠCH THI CÔNG:

1. Ưu điểm:

- Chữ hiển thị rõ ràng, tốc độ di chuyển của các chữ trên bảng vừa phải.

- Mạch hoạt động ổn định trong thời gian dài (đã kiểm nghiệm).

- Chữ đổi màu như ý đồ thiết kế.

2. Nhược điểm:

Do phải đổi màu bằng phần mềm (chương trình nạp vào EPROM) nên khi không cần đổi màu thì phải sửa chương trình lại.

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mạch quang báo dùng EPROM (Trang 54 - 58)