TĐD ở trạm biến áp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO 1 KHU VỰC GỒM 1 ĐƯỜNG DÂY KÉP VÀ 1 TRẠM BIẾN ÁP (Trang 54)

Ở các trạm biến áp người ta sử dụng các loại TĐD khác nhau như TĐD máy biến áp, TĐD máy cắt phân đoạn, TĐD máy cắt nối... Trên hình 6.4 là sơ đồ TĐD máy cắt phân đoạn. Bình thường cả hai máy biến áp làm việc, máy cắt 5MC mở. Giả thiết máy biến áp B2 bị hư hỏng, thiết bị bảo vệ rơle tác động cắt máy cắt 3MC và 4 MC, sau đó thiết bị TĐD sẽ khởi động và đóng máy cắt 5MC. Lúc này máy biến áp B1 sẽ làm nhiệm vụ cung cấp cho phụ tải 1 và phụ tải 2 ở cả hai phân đoạn.

Lưu ý là nếu máy biến áp B1 được thiết kế chỉ đủ để cung cấp cho phụ tải phân đoạn I thì trong thiết bị TĐD cần phải có thêm mạch đưa tín hiệu đi cắt bớt những phụ tải kém quan trọng ở cả hai phân đoạn trước khi đóng máy cắt 5MC. Trong sơ đồ, mạch điện mở máy cắt 4MC được nối qua tiếp điểm phụ của 3MC nhằm tạo sự liên động để khi mở máy cắt 3MC sẽ đồng thời mở luôn cả máy cắt 4MC. Để cắt nhanh máy cắt phân đoạn khi ngắn mạch tồn tại trên thanh góp hạ áp của trạm, trong sơ đồ TĐD cần có thêm bộ phận tăng tốc độ tác động của bảo vệ máy cắt phân đoạn sau TĐD (không vẽ bộ phận này trên hình 6.4). Khác với sơ đồ TĐD đường dây đã xét trước đây (hình 6.3), trong sơ đồ TĐD máy cắt phân đoạn không có bộ phận khởi động điện áp giảm vì không cần thiết trong trường hợp này. Cả 2 máy biến áp đều được cung cấp từ một thanh góp cao áp chung của trạm, khi mất điện trên thanh góp này tác động của thiết bị TĐD là vô ích.

V. TỦ CHUYỂN NGUỒN TỰ ĐỘNG ATS

1. Tổng quan:

• Tủ ATS là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi điện lưới mất thì máy phát tự động khởi động và đóng điện cho phụ tải. Khi nguồn lưới phục hồi thì hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự động tắt máy phát.

• Ngoài ra, Tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS) thường có chức năng bảo vệ khi Điện Lưới và Điện Máy bị sự cố như:mất pha, mất trung tính, thấp áp (tuỳ chỉnh) thời gian chuyển đổi có thể điều chỉnh.

2. Quy cách chọn tủ ATS: Tủ thường được chọn có các yếu tố chính như sau: sau:

• Phù hợp với công suất máy

• Phù hợp với môi trường nhiệt đới, không khí nhiễm muối ven biển và hải đảo.

• Bảo đảm các yêu cầu về tính năng điều khiển

3. Chức năng hoạt động của tủ ATS:

• Tự động gửi tín hiệu khởi động máy khi: điện lưới mất hoàn toàn, điện lưới mất pha, điện lưới có điện áp thấp hơn giá trị cho phép (giá trị này có thể điều chỉnh được). Thời gian chuyển đổi sang nguồn máy phát là 5 – 30 giây

• Khi điện lưới phục hồi, bộ ATS ngay lập tức chuyển phụ tải sang nguồn lưới. Máy tự động tắt sau khi chạy làm mát 1 -2 phút.

• Có khả năng vận hành tự động hoặc bằng nhân công.

• Điều chỉnh được thời gian chuyển mạch.

• Có hệ thống đèn chỉ thị.

• Đèn báo Mains Available sáng báo hiệu Điện Lưới nằm trong phạm vi cho phép.

• Đèn báo Mains On Load sáng báo hiệu Điện Lưới đang cung cấp ra cho phụ tải.

• Đèn báo Generator Available sáng báo hiệu Điện Máy có giá trị cho phép .

• Đèn báo Generator On Load sáng báo hiệu Điện Máy đang cung cấp ra cho phụ tải.

• Hoãn khởi động máy phát (Delay Start), thời gian này tuỳ chỉnh.

• Hoãn phục hồi điện lưới trở lại (Delay On Restoration), thời gian này tuỳ chỉnh.

• Hoãn đóng điện lưới vào phụ tải (Delay On Transfer), thời gian này tuỳ chỉnh.

• Hoãn đóng điện máy vào phụ tải (Warm Up), thời gian này tuỳ chỉnh.

• Chạy làm mát máy ( Cool Down ), thời gian này tuỳ chỉnh.

• Cho phép máy cố gắng khởi động tối đa 03 lần.

• Sạc bình accu tự động (Automatic Battery Charger) điều tiết nguyên tắc xung.

• Bộ ATS cho phép người sử dụng chọn nguồn Điện Lưới hay Điện máy cung cấp ra phụ tải khi cần thiết thông qua công tắc Manual Switch.

5. Lắp ráp và cài đặt:

• Tủ ATS có cấu tạo đơn giản, do đó có thể lắp ráp trong hoặc ngòai nước. Chất lượng tủ ATS phụ thuộc vào thiết bị đóng cắt.

• Thiết bị và linh kiện G7 lắp ráp tại Việt Nam. Thường sử dụng Contactor hoặc máy cắt điện lưới MCCB 3 phase tùy theo công suất máy .

MỤC LỤC PHẦN I

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO 1 KHU VỰC GỒM 1 ĐƯỜNG DÂY KÉP VÀ 1 TRẠM BIẾN ÁP

I. Xây dựng phương án...1

1. Yêu cầu của phương án cung cấp điện...1

2. Sơ đồ cung cấp điện...1

II. Chọn máy biến áp,dây dẫn và các khí cụ điện cho mạng điện...1

1. Chọn máy biến áp...1

2. Chọn dây dẫn...2

3. Chọn máy cắt và dao cách ly...3

PHẦN II TÌM HIỂU BẢO VỆ QUÁ DÒNG, XÂY DỰNG SƠ ĐỒ KHỐI THUẬT TOÁN, SƠ ĐỒ THỰC HIỆN I. Nguyên lý làm việc...5

II. Các bộ phận chính và sơ đồ nguyên lý...5

1. Sơ đồ thực hiện...6

2. Hoạt động của sơ dồ khi ngắn mạch tại điểm N...6

III. Bảo vệ quá dòng tác động có thời gian (51)...6

1. Dòng khởi động của bảo vệ...7

2. Thời gian làm việc của bảo vệ...8

3. Độ nhạy của bảo vệ...13

4. Đánh giá bảo vệ dòng cực đại làm việc có thời gian...13

IV. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh (50)...14

1. Nguyên tắc làm việc...14

2. Vùng tác động...17

V. Bảo vệ quá dòng có kiểm tra áp...17

PHẦN III TÌM HIỂU VỀ RƠLE QUÁ DÒNG SỐ SEL-551 I...Tổng quan về role SEL-551 ...20

1. Khái quát chung...20

2. Những đặc tính kỹ thuật...21

a. Dòng điện xoay chiều đầu vào...21

b. Tiếp điểm đầu ra...21

c. Các đầu vào quang định mức...22

d. Cảm biến mức...23

e. Phần tử qua dòng...24

f. Bảo vệ máy biến dòng bảo hòa...25

g. Đặc tính bộ thời gian...25

II...Các phần tử role và nguyên lý hoạt động ...26

a. Mã nhị phân của rơle...26

b. SELogic điều khiển tính toán...26

c. Sự giới hạn...26

d. Xử lý có thứ tự và khoảng thời gian xử lý...27

2. Các đầu vào quang...28

3. Chuyển mạch điều khiển vị trí...29

4. Chuyển mạch điều khiển từ xa...31

5. Phần tử quá dòng cắt nhanh...31

6. Phần tử quá dòng có thời gian...34

7. Logic cắt...37

8. Logic đóng...38

PHẦN IV TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH I. Sơ đồ thay thế, xác định các đại lượng tính toán...40

1. Sơ đồ thay thế...40

2. Xác định các đại lượng cơ bản...40

3. Điện kháng của các phần tử...40

II. Tính toán ngắn mạch...40

1. Tính toán dòng ngắn mach 3 pha ở cuối đường dây...40

2. Tính toán ngắn mạch 2 pha cuối đường dây và sau máy biến áp...40

3. Tính toán dòng ngắn mạch 2 pha trên thanh góp TBA...42

4. Dòng ngắn mạch thứ tự không ...42

PHẦN V TÍNH TOÁN CHỈNH ĐỊNH BẢO VỆ RƠLE CHO ĐƯỜNG DÂY I. Giới thiệu chung về bảo vệ đường dây...44

1.Phân loại các đường dây 44 2.Các dạng sự cố và bảo vệ để bảo vệ đường dây tải điện...44

II. Tính toán thông số cho rơle bảo vệ so lệch ngang có hướng 45 1.Nhiệm vụ của bảo vệ 45 2.Sơ đồ nguyên lý 45 3.Các bộ phận của bảo vệ 45 4.Phân tích sự làm việc của bảo vệ khi N...46

5.Tính toán dòng khởi động 47 6.Kiểm tra độ nhạy của bảo vệ 48 PHẦN VI THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG ĐÓNG NGUỒN DỰ TRỮ (TĐD) I. Ý nghĩa của TĐD...49

II. Yêu cầu cơ bản đối với thiết bị TĐD49 III. TĐD đường dây...50

1. Sơ đồ 50 2. Tính toán tham số của các phần tử trong sơ đồ...50

IV. TĐD ở trạm biến áp...53

V. Tủ chuyển nguồn tự động ATS...54

1. Tổng quan...54

2. Quy cách chọn tủ ATS...54

3. Chức năng hoạt động của tủ ATS...54

4. Một số đèn báo và nút nhấn chức năng thường gặp...55

5. Lắp ráp và cài đặt...55

PHẦN VII CÁC BẢN VẼ 1. Sơ đồ thực hiện của 51 và bảo vệ quá dòng có kiểm tra áp...56

2. Sơ đồ thực hiện của bảo vệ so lệch ngang có hướng...57

3. Sơ đồ TĐD máy cắt phân đoạn...58

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO 1 KHU VỰC GỒM 1 ĐƯỜNG DÂY KÉP VÀ 1 TRẠM BIẾN ÁP (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w