PHẦN BA: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống quản lí chất thải rắn đô thị cho quận 2, TP HCM và qui hoạch đến năm 2035 (Trang 62 - 67)

IV. Quy hoạch phát triển

PHẦN BA: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN

1. Mục tiêu đến năm 2035

 Ngăn chặn ngay tình trạng xả rác bừa bãi và cải thiện một bước cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường thành phố. Tạo sự chuyển biến tích cực làm động lực phát triển cho giai đoạn về sau trong công tác bảo đảm vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

 Thực hiện xong việc lập quy hoạch quản lý và xử lý rác đô thị: đóng cửa các bãi rác không hợp vệ sinh, hình thành các khu xử lý rác ở các hướng của thành phố, lien hệ với các địa phương xung quanh cùng hợp tác giải quyết rác thải, tùy điều kiện cụ thể lựa chọn công nghệ xử lý rác thích hợp hoặc chôn lắp hợp vệ sinh hoặc chế biến thành phân bón hoặc xử lý thành năng lượng hoặc kết hợp các công nghệ (ứng dụng công nghệ xử lý rác mới).

 Trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện, bảo hộ lao động đầy đủ cho ngành vệ sinh.

 Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của ngành vệ sinh, thực hiện từng bước việc xã hội hóa công tác đầu tư và dịch vụ trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tồn trữ và xử lý rác thải.

 Nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản lý rác thải, thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

 Đảm bảo chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tiến hành tái sử dụng, tái chế phế liệu thu hồi từ rác, giảm thiểu lượng rác tối đa đưa đến các khu xử lý rác.

 Thu gom, vận chuyển và xử lý được 100% tổng lượng rác thải sinh hoạt

 Thu gom xử lý triệt để rác y tế bằng công nghệ đốt tiên tiến, xử lý chất thải nguy hại bằng công nghệ tiên tiến thích hợp.

 Hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị bảo đảm đồng bộ về luật pháp, về đầu tư phát triển, về tổ chức bộ máy điều hành, về chính sách tạo nguồn tài chính.

 Tập trung đầu tư một số thiết bị và cải tiến qui trình kỹ thuật thu gom rác để khắc phục hiện trạng ô nhiễm cục bộ như hiện nay.

 Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến các văn bản pháp luật về vệ sinh môi trường, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, không vứt rác ra đường phố, nơi công cộng.

 Thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng và tái chế phế liệu đồng thời giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển và giảm ô nhiễm môi trường.

 Thường xuyên có kế hoạch theo dõi, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm để thực hiện việc giám sát và xử lý cũng như giáo dục hướng dẫn về môi trường cho nhân dân.

 Phối hợp hài hòa giữa các cơ quan chức năng với nhau để việc quản lý chất rắn sinh hoạt tại quận đạt hiệu quả.

2. Đề xuất biện pháp quản lý:

2.1 Các biện pháp hoàn thiện việc quản lý rác tại quận 2

2.1.1 Biện pháp hoàn thiện công tác thu gom

 Cần phải tăng cường, đầu tư thêm phương tiện, trang thiết bị … để phục vụ tốt cho công tác thu gom nhằm đáp ứng về việc gia tăng dân số tù nay đến năm 2035.

 Cần cải tiến phương tiện thu gom theo hướng cơ giới hóa, sử dụng đồng bộ thùng 660L để thu gom rác kể cả công nhân vệ sinh của công ty hay vệ sinh dân lập.

 Ngày nay nhiều tuyến đường được mở ra nên với số lượng công nhân hiện nay là không đủ cần phải tăng cường số lượng công nhân nhằm đảm bảo cho việc thu gom rác dược thu gom tốt.

 Việc thu gom rác là một công việc nặng và độc hại cần phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân và có một chính sách hợp lý cho công nhân trong việc bảo vệ sức khỏe trong lao động.

2.1.2 Biện pháp hoàn thiện công tác vận chuyển

 Phải thường xuyên thay bảo trì và thay đổi công nghệ vận chuyển cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước nhằm giảm bớt các công đoạn không cần thiết.

 Đội vận chuyển cần tới những diểm hẹn thu gom rác đúng giờ nhằm đảm bảo cho công tác vận chuyển đúng giờ để tránh tình trạng thùng thu gom rác 660L đứng đợi trên đường gây ách tắc giao thông và làm mất mỹ quan đô thị.

 Đối với các tuyến đường dài (>5 km) thì tập trung từ 3 điểm hẹn trở lên để thu gom, đối với tuyến đường ngắn (<5 km) thì chỉ cần 2 điểm hẹn để thu gom.

 Đối với trạm trung chuyển:

+ Qui hoạch xây dựng trạm trung chuyển mới ở cách xa khu dân cư. + Xây dựng trạm phải đồng bộ.

2.1.3 Biện pháp hoàn thiện công tác trung chuyển

 Phun xịt thường xuyên và có phương pháp giám sát việc phun xịt các chế phẩm khử mùi và diệt côn trùng.

 Điều chỉnh lại thường gian vận chuyển rác từ trạm trung chuyển đi bãi chôn lấp để tránh kẹt xe ngay cửa trạm trung chuyển.

3. Đề xuất công nghệ để xử lý, tái chế

3.1 Tái chế nhựa

 Với khả năng thay thế các sản phẩm từ giấy và kim loại cao các sản phẩm như ngày nay được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Sản phẩm nhựa đa dạng về hình dáng, nhẹ dễ vận chuyển có thể chứa đựng nhiều dạng vật chất. Ngoài ra, thành phần nilon cũng chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần chất thải rắn. Như vậy, thu hồi và tái chế nhựa, nilon sẽ giảm đáng kể thể tích của ô chôn lấp chất thải rắn.

 Sản phẩm sau tái chế là các bao tải nilon cung cấp cho nhà máy làm phân compost để chứa sản phẩm cung cấp ra thị trường, ngoài ra còn tạo ra các sản phẩm khác như bao bì nilon, tấm trải bằng nhựa, thùng, thau, rổ, hộp, …

 Sau khi phân loại, phế liệu được đem rửa hay giặt lại tùy theo độ nhiễm bẩn của nguyên liệu. Nước được dùng là nước giếng, nước sau khi sử dụng thải bỏ vào đường nước sinh hoạt không tuần hoàn tái sinh lại. Sau đó, đem phơi khô và xay bằng máy nghiền. Sau khi xay được đem sấy khô để tránh hiện tượng còn nước cản trở quá trình kết dính trong quá trình nấu sợi sau cùng.

 Sợi nhựa tạo ra từ công đoạn 1 được cắt nhỏ bằng máy nghiền với kích thước bằng hạt lựu. Sau đó, hạt nhựa được đem pha hóa chất. Quá trình pha hóa chất như sau: 1 thùng hạt khi hạt nhựa được sấy khô đến nhiệt độ khoảng 60 – 70oC thì được đem vào máng chứa của thiết bị tạo ống. Dưới sức nóng và tốc độ quay và ép của máy thì hạt nhựa được nấu chảy ra ở dạng sệt. Sau đó được đẩy ra ngoài qua một ống có thổi khí gọi là ống thổi tạo ống. Tùy theo yêu cầu sản xuất của khách hàng mà người quản lý sẽ điều chỉnh lại miệng ống thổi khí, như thế có thể tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau từ cùng một máy.

 Để giảm nhiệt độ và để định hình sản phẩm người ta cho sản phẩm mới tạo ra qua một máng chứa nước lạnh. Nguồn nước được lấy từ nước giếng

và máng có đường tuần hoàn nước xuống hầm chứa nước dưới sàn nhà. Sản phẩm được chạy qua máy tính tạo chữ, tạo hoa văn cho sản phẩm hay máy keo dán nhãn hiệu sản phẩm.

3.2 Tái chế thủy tinh

 Đối với thủy tinh dạng chai sau khi cân nhập kho được đem rửa sơ đối với những chai rất dơ bẩn. Những chai dơ ít không cần rửa vì nhiệt độ cao những chất này sẽ bị đốt cháy thành khói nên không gây ảnh hưởng. Sau đó, chai thủy tinh được công nhân đập nhỏ với kích thước khoảng 5 cm2 hay thấp hơn bằng một ống sắt nhỏ. Thủy tinh được bỏ vào lò nấu bằng màng xúc và nấu chảy bằng dầu DO ở dạng phun sương (lượng dầu dùng trên 2000 l/ngày) bởi một béc dầu với nhiệt độ lò lên tới 1200oC. Thủy tinh sau khi nóng chảy được chứa tại bụng lò. Tại đây, thủy tinh đạt chất lượng, sạch sẽ lắng xuống dưới còn những thanh phần dơ hay thủy tinh kém chất lượng sẽ nổi lên bề mặt ở dạng bọt hay xỉ thủy tinh. Với nhiệt độ cao và được đốt nóng liên tục nên thành phần bọt và xỉ ở phía trên theo thời gian sẽ chuyển thành khí bay hơi hoặc sẽ được lấy ra vào thời gian bảo trì máy móc nhà xưởng.

 Thủy tinh nóng chảy được vớt ra từ miệng nồi nhờ vào cây nick có đầu cầu làm bằng đất. Khối tích của quả cầu làm tương đương với khối tích của sản phẩm tạo thành. Sau đó, được người thợ định khối lượng dùng kéo cắt theo một vạch mức định sẵn trong khuôn và bơm hơi phẩm được chuyển qua công đoạn tạo hình. Tại đây người công nhân tiếp tục bơm khí từ trên xuống với một áp lực cao để tạo độ rỗng trong lồng sản phẩm.

 Lò hấp dùng nhiệt sinh ra từ quá trình đốt DO ở dạng phun sương, nhiệt độ đầu vào của lò là 800oC. Tùy theo mặt hàng sản xuất lớn hay nhỏ mà thời gian làm đầy một khay trong lò hấp nhiệt là nhanh hay chậm. Trung bình thời gian lưu trong lò hấp nhiệt là 30 phút, sau đó sản phẩm được kéo ra khỏi lò bằng ròng rọc ở cuối lò hấp lúc này nhiệt độ sản phẩm còn 50 – 60oC. Sau khi ra khỏi lò hấp, sản phẩm được chuyển sang giỏ cần xé bằng sắt để hạ nhiệt độ tự nhiên, sau đó được vận chuyển qua lưu kho. 3.3 Sản xuất phân compost

 Sản xuất compost là phương pháp tái sinh chất thải thực phẩm được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Bản chất của quá trình sản xuất phân compost chính là sự khoáng hóa và phân hủy sinh học các thành phần thực phẩm có trong chất thải thành dạng humus bền vững trong điều kiện thích hợp quá trình làm compost sẽ được áp dụng cho loại rác thực phẩm đã được phân loại tại nguồn (từ rác thực phẩm phát sinh từ các hộ gia

đình, từ chợ, và cả rác đường phố - sau khi đã được phân loại tách thành phần rác thực phẩm và phần còn lại ra từ trạm phân loại tập trung). Nhà máy sản xuất phân compost sẽ được xây dựng trong Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Rắn.

 Công nghệ ủ hiếu khí ( làm phân compost)dựa vào sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxy. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình này thường có sẵn trong thành phần rác thô, chúng thực hiện quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong rác thành CO2, nước, nhiệt và compost, sản phẩm cuối cùng có thể sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp và cải tạo đất, sạch đối với môi trường.

 Là phương pháp truyền thống đơn giản nhất. Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. Việc chon lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày, phun thuốc diệt ruồi và rắc vôi bột … Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tươi xốp và thể tích của bãi rác sẽ được giảm xuống.

 Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới. Hiện nay, việc chon lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt. Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển. Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ các lớp chống thấm bằng màng địa chất. Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong những khả năng thu hồi lại một phần vốn đầu tư cho bãi chon lấp.

Ưu điểm:

 Công nghệ đơn giản, rẻ và phù hợp nhiều loại rác thải

 Chi phí cho bãi chon lấp thấp

Nhược điểm:

 Chiếm diện tích đất tương đối lớn

 Không được sự đồng tình của khu dân cư xung quanh

 Tìm kiếm xây dựng bãi mới là việc làm rất khó khăn

 Nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, khí, cháy nổ

Các hạng mục công trình của nhà máy làm phân compost

 Khu tiếp nhận rác

 Khu vực lưu trữ vật liệu phối trộn

 Khu vực phối trộn vật liệu

 Hệt thống hầm ủ

 Khu vực ủ chính và ổn định mùn compost

 Hệ thống tách kim loại

Toàn bộ hệ thống sản xuất compost chia làm 4 giai đoạn:

 Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu

 Giai đoạn lên men chất thải rắn hữu cơ

 Giai đoạn ủ chin và ổn định mùn compost

 Giai đoạn tinh chế và đóng bao thành phẩm phân compost

PHẦN IV: TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯLực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TP HCM.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống quản lí chất thải rắn đô thị cho quận 2, TP HCM và qui hoạch đến năm 2035 (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w