Phương pháp đóng tải dài hạn

Một phần của tài liệu cong_to_dien_ (Trang 79 - 82)

Phương pháp này thường được áp dụng ở các trạm kiểm định hoặc các điểm kiểm tra để kiểm một số lượng lớn công tơ cùng một lúc. Với phương pháp này, chuẩn để kiểm tra có thể là công tơ chuẩn hoặc công tơ có sai số nhỏ. Nếu nguồn điện ổn định có thể dung oátmet và đồng hồ bấm giây chuẩn. Tất cả các công tơ chuẩn được treo trên bàn kiểm tra và đóng điện trong khoảng thời gian dài, lần lượt kiểm tra ở các chế độ tải khác nhau, ở mỗi chế độ tải, ghi chỉ số trên mỗi bộ số công tơ kiểm ứng với thời điểm đầu và cuối thời gian dòng điện. Thời gian dòng điện ở mỗi chế độ tải có thể lâu tuỳ ý nhưng đủ để tang trống khắc vạch nhỏ nhất của bộ số quay được 2 vòng. Dựa vào lượng điện năng ghi nhận được mà tính sai số của công tơ theo công thức:

0 0 0 W-W .100 W δ = +δ Trong đó:

W- điện năng ghi được của công tơ kiểm

W0- điện năng ghi được của công tơ chuẩn hoặc bằng P.t nếu dùng chuẩn là oátmet và đồng hồ bấm giây.

δ0- sai số công tơ chuẩn.

LỜI KẾT

Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này, em vô cùng cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo Chu Đình Khiết cùng toàn thể các thầy cô giáo và các bạn.

Đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc và làm quen với việc nghiên cứu thiết kế. Vì kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên trong quá trình tính toán thiết kế còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sụ chỉ bảo và giúp đỡ của thầy cô duyệt đề tài thiết kế và toàn thể thầy cô giáo trong hội đồng bảo vệ.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo: 1. Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý 2. Kỹ thuật điện tử_Đỗ Xuân Thụ

3. Thiết kế thiết bị điện tử công suất_ Trần Văn Thịnh 4. Thiết kế máy biến áp_ Phạm Văn Bình; Lê Văn Doanh

5. Tiêu chuẩn đo lường và thử nghiệm_ Tổng cục đo lường chất lượng 6. Datasheet DS1307, www.maximic.com

7. Datasheet PSoC-CY27443, www.cypress.com

Một phần của tài liệu cong_to_dien_ (Trang 79 - 82)