3. Nội dung các phần thuyết minh:
4.4 Nguyên lý hoạt động của mạch
4.4.1 Nguyên lý hoạt động module đo nhiệt độ
Sơ đồ khối:
- Module đo nhiệt độ sẽ thực hiện các công việc như sau: 1. Đo nhiệt độ.
2. Hiển thị.
3. Gửi dữ liệu.
4. Nhận dữ liệu điều khiển các thiết bị. 1. Đo nhiệt độ
- LM35 sẽ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ thành dạng điện áp. Tín hiệu điện từ cảm biến LM35 này được đưa qua bộ ADC để chuyển đổi sang tín hiệu số cho vi điều khiển xử lý. ADC 0809 là một vi mạch chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số có 8 ngõ vào Analog, được dồn kênh và chọn từng kênh nhờ vào 3 chân địa chỉ A,B,C. Vi điều khiển sẽ chọn địa chỉ của kênh cần chuyển đổi, tạo xung để bắt đầu quá trình chuyển đổi. Sau khi quá trình chuyển đổi thực hiện xong thì chân EOC của ADC sẽ chuyển lên mức logic 1 để báo cho vi điều khiển biết quá trình chuyển đổi đã thực hiện xong và kết quả chuyển đổi cần được lấy đi.
2. Hiển thị
- Kết quả chuyển đổi sẽ được vi điều khiển giải mã và hiển thị trên led 7 đoạn và truyền qua module Master để xử lý.
3. Truyền dữ liệu Cảm biến nhiệt Chuyển đổi ADC Vi điều khiển Dao động Hiển thị Nguồn cung cấp Điện áp chuẩn
Sơ đồ khối module đo nhiệt độ
PLM (75176) Tải
- Khi một giá trị nhiệt độ mới được cập nhật khác với một giá trị trước đó thì lập tức vi điều khiển sẽ truyền giá trị mới đó sang module Master để xử lý tiếp.
4. Nhận dữ liệu điều khiển các thiết bị
- Dữ liệu sau khi xử lý trên máy tính, module Master sẽ truyền dữ liệu điều khiển trở về module đo nhiệt độ để điều khiển thiết bị. Thiết bị được điều khiển có thể là quạt thông gió, máy điều hòa … Khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ đã được cài đặt trước thì module sẽ điều khiển các quạt thông gió hoạt động mạnh hơn, hoặc điều khiển số lượng quạt thông gió hoạt động nhiều hơn để giảm nhiệt độ môi trường.
4.4.2 Nguyên lý hoạt động module Master Sơ đồ khối:
- Module đo nhiệt độ sẽ thực hiện các công việc như sau: 1. Nhận dữ liệu từ các module đo nhiệt độ
2. Hiển thị giá trị nhiệt độ từng phòng, từng khu vực 3. Truyền tất cả các giá trị nhiệt độ lên máy tính 4. Nhận dữ liệu điều khiển từ máy tính
5. Truyền dữ liệu điều khiển tương ứng sang từng phòng khác nhau 1. Nhận dữ liệu từ các module đo nhiệt độ
Sơ đồ khối module Master
VI ĐIỀU KHIỂN Hiển thị Bàn phím MÁY TÍNH PLM (75176) MAX 232 Nguồn cung cấp
- Tất cả dữ liệu từ những module đo nhiệt độ ở các phòng khác nhau gởi về module master. Một bộ vi điều khiển sẽ nhận tất cả các dữ liệu này sau đó sẽ gởi trở về máy tính.
2. Hiển thị
- Giá trị nhiệt độ từng phòng sẽ được hiển thị trên module master tùy theo lựa chọn của người sử dụng. Khi muốn xem giá trị nhiệt độ của từng phòng thì ta sẽ tác động lên bàn phím để lựa chọn phòng cần hiển thị. Tất cả những thông tin cần thiết về nhiệt độ của từng phòng sẽ được hiển thị đầy đủ trên máy tính.
3. Truyền dữ liệu lên máy tính
- Sau khi nhận được dữ liệu từ các module đo nhiệt độ truyền đến thì module master sẽ cất các giá trị nhiệt độ mới nhận được này vào vùng nhớ tạm, sau đó sẽ truyền tất cả các giá trị này lên máy tính.
4. Nhận và truyền dữ liệu điều khiển từ máy tính
- Người sử dụng có thể thiết lập các thông số về nhiệt độ trên máy tính để hệ thống hoạt động, các giá trị về nhiệt độ cài đặt có thể thay đổi tùy theo người sử dụng. Sau khi dữ liệu được xử lý máy tính sẽ gởi dữ liệu điều khiển xuống module master, vi điều khiển sẽ nhận lấy dữ liệu này và truyền dữ liệu điều khiển qua từng phòng tương ứng.
Để dữ liệu có thể truyền qua lại giữa các phòng, các khu vực khác nhau thì dữ liệu có thể được gởi thông qua PLM hoặc chuẩn RS485. Dữ liệu từ module đo nhiệt độ hoặc từ module master sẽ được gởi lên PLM hoặc bộ chuyển đổi RS485, sau đó dữ liệu sẽ được truyền đi đến các khu vực cần thiết.
Ngoài ra đối với những ngôi nhà chưa trang bị được máy tính thì hệ thống cũng cho phép người sử dụng có thể thiết lập, cài đặt các thông số về nhiệt độ ở từng phòng, từng khu vực cho hệ thống hoạt động. Tuy nhiên phần hiển thị để giao tiếp giữa người dùng và hệ thống bây giờ chỉ là các led 7 đoạn nên việc quan sát sẽ hạn chế.
CHƯƠNG 5
XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN
Hệ thống vi điều khiển hiện nay được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên để một hệ thống hoạt động được thì hệ thống đó phải có chương trình cụ thể cho nó hoạt động. Thật vậy trong phần ứng dụng này cũng cần phải có một chương trình để hoạt động. Các chương trình được trình bày như sau