Quá trình thực hiện qua các bước sau:
• Phân tích biến đổi cục bộ: các vùng bên trong khuôn mặt được xác định tính chất bởi các biến đổi nhỏ trong các băng con. Để tăng cường độ chính xác thì các kiểm tra sau được tiến hành:
o Dưới vùng mắt: vùng này được xác định tính chất bởi một biến đổi nhỏ trong băng AH.
o Các vùng má: các vùng này được xác định tính chất bởi các biến đổi nhỏ trong các băng AH và AHH.
o Các vùng xung quanh miệng: việc kiểm tra vùng này sẽ giúp cải thiện sự khoanh vùng miệng, tức là có thể loại bỏ các cửa sổ vùng miệng tồi.
• So sánh năng lượng cục bộ: một độ đo bất biến với điều kiện sáng và tư thế khuôn mặt là tỉ lệ về năng lượng giữa vùng mắt và vùng má (năng lượng vùng má cao hơn). Một mối quan hệ tương tự được mong đợi khi so sánh vùng mắt với vùng giữa 2 mắt. Các kiểm tra sau được tiến hành:
o Các so sánh biến đổi băng trong: các vùng mắt và miệng phải có một biến đổi lớn hơn trong băng AH so với trong băng AV.
o Sự tương quan giữa mắt trái và mắt phải: sự tương quan được chuẩn hóa giữa 2 cửa sổ mắt trái và mắt phải, phải lớn hơn một giá trị ngưỡng.
o Sự đồng nhất của da mặt: đó là một vùng zich zac xung quanh các cửa sổ mắt và miệng. Yêu cầu đặt ra là: vùng này nên có sự đồng đều về cường độ sáng. Việc này được kiểm tra bởi một giá trị ngưỡng (giá trị này được các tác giả lấy ra từ thực nghiệm trên 100 ảnh, và không đưa ra trong bài báo này).
Sau khi trải qua các kiểm tra trên, ứng cử viên cho khuôn mặt sẽ được đưa vào kiểm tra lần cuối cùng một cách tổng thể. Sau đây, khi nói từ “đặc trưng khuôn mặt” là muốn chỉ đến 4 bộ phận: 2 mắt, mũi, miệng. Với mỗi cửa sổ đặc trưng khuôn mặt, các tác giả lấy ra 1 vector thống kê. Các vector thống kê này sẽ cung cấp diễn đạt về
bề mặt của các đặc trưng khuôn mặt. Cho mỗi đặc trưng khuôn mặt, các tác giả xét trên n băng sóng. Và trong mỗi cửa sổ bao đặc trưng khuôn mặt trong mỗi băng sóng này, các tác giả tính ra 1 biến δi2. Như vậy, vector đặc trưng được lấy ra sẽ bao gồm n biến δi2, nó diễn đạt về bề mặt của đặc trưng khuôn mặt đó. Cụ thể: với mắt, các tác giả sử dụng 16 băng sóng là: AH, HA, HH, HV, AHA, AHH, AHV, HAA, HAH, HAV, HHA, HHH, HHV, HVA, HVH, HVV; với mũi, sử dụng 6 băng sóng là: AH, HA, HH, AHA, AHH, HAH; với miệng, các tác giả sử dụng 8 băng sóng là: AH, HH, AAH, AHA, HHA, HHH, HHV.
Sau đó, các vector đặc trưng này sẽ được so sánh với các vector mẫu tương ứng. Tương ứng tức là: vector đặc trưng của mắt sẽ được so sánh với vector mẫu của mắt, của mũi sẽ được so sánh với mũi,… Vector mẫu này được tính từ trước trên 1 tập ảnh mẫu. Mỗi đặc trưng khuôn mặt sẽ có 1 vector mẫu tương ứng: vector mẫu cho mắt, vector mẫu cho mũi, vector mẫu cho miệng. Việc so sánh dựa trên khoảng cách Bhattacharya. Công thức như sau:
Trong công thức trên:
• n là số thành phần trong vector, ví dụ: với mắt, n=16.
• δi2 là các thành phần trong vector đặc trưng được lấy ra.
• si2 là các thành phần trong vector mẫu.
Khi đó, khoảng cách DB phải nhỏ hơn 1 giá trị ngưỡng (giá trị này được lấy ra từ thực nghiệm) thì mới được chấp nhận là đặc trưng của khuôn mặt (tức là đúng là mắt hay đúng là mũi,…). Một ứng cử viên khuôn mặt được chấp nhận nếu tất cả các đặc trưng của nó được chấp nhận.