II. Các nguyên liệu có chứa Anthocyanin
2. Gạo nếp than
2.1. Tổng quan:
Gạo nếp than là một loại gạo đặc biệt được trồng nhiều ở Nam Bộ. Vì thế mà rượu nếp than được sản xuất chủ yếu ở Vùng Nam Bộ.
Gạo nếp than gồm 4 loại: ° Nếp cẩm Đức Hòa ° Nếp đen Khánh Vĩnh ° Nếp than Long Đất
° lúa lức Nếp cẩm
Các loại lúa này có năng suất không cao, thường chỉ đạt 2.8 - 3.3 tấn/ha.
Hiện nay dân vùng Đồng Bằng Nam Bộ phân loại nếp than theo màu sắc hạt gạo. Theo cách này, nếp than được chia thành 2 loại:
° Nếp than đen huyền ° Nếp than hồng đỏ
Màu của Nếp than là màu của Anthocyanin.
2.2. Thành phần hóa học:
Bảng 5: Thành phần hóa học của gạo nếp than
Thành phần Hàm lượng
Nước 14 Protein 8.2
Lipid 1.5 Glucid 74.9 Acid hữu cơ 0.6
Tro 0.8
Nhóm nghiên cứu từ đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa Anthocyanin – một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác.
2.3.Quá trình trích và tinh chế Athocyanin từ gạo nếp than.
Gạo (50g)
↓
Dung môi ngâm → Ngâm trong các dung dịch (15:85)
(18:85) 100ml (ít nhất 3 ngày ở nhiệt độ phòng) ↓
(18:85) 100ml ↓ Trộn các phần trích ↓ Cho qua dòng khí CO2 ↓ Lấy dịch trích thô ↓
Qua cột nhựa trao đổi ion
↓
Acid 5% → Rửa với acid 5%(50ml)
(50ml) ↓ Rửa với C2H5OH ↓ Cho qua dòng CO2 ↓ Dịch tinh khiết 2.3. Nhận xét và kết luận:
- Đối với dung môi trích là các loại acid (HCl, CH3COOH, HCOOH ) và nước thì độ hấp thu đạt giá trị cực đại tại λ = 510nm
- Đối với dung môi là các loại acid (HCl, CH3COOH, HCOOH ) Và C2H5OH thì độ hấp thu đạt giá trị cực đại tại λ = 535nm
Qua đó ta thấy, cùng một thời gian tại ph nhất định thì trong dung môi mà có C2H5OH thì độ hấp thu đạt giá trị cao hơn so với trong dung môi giữa acid với nước, do đó hàm lượng Athocyanin trích được nhiều hơn, nguyên nhân là do màu của Athocyanin tan được trong cồn. Mặt khác, trong các loại acid thì dung môi giữa acid CH3COOH và C2H5OH là có độ hấp thu cao nhất (A=1.4) trong khi đó dung môi trích là HCl và C2H5OH thì chỉ có ( A = 0.855 ).
Vì vậy, trong quá trình trích chiết Athocyanin thì dung môi CH3COOH và C2H5OH là dung môi trích tốt nhất.