Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)

Một phần của tài liệu quản lý tài chính doanh nghiệp (Trang 47 - 48)

VIII. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

2. Đầu tư vốn điều kiện không có rủi ro

2.4. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)

a) Khái niệm: Tỷ suất doanh lợi nội bộ (hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ) là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thuần hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu. Hay nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại ròng (NPV) của khoản đầu tư bằng không (= 0).

Ta có: o n i t t CF r CF    1 (1 ) Hoặc: o n i t t CF r CF NPV    1 (1 )

Trong đó: NPV, CFt , CF0 như đã nêu ở trên

IRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của DAĐT

Tỷ suất doanh lợi nội bộ cũng là một trong những thước đo mức sinh lời của một khoản đầu tư. IRR đóng vai trò như là điểm ngưỡng tối đa của chi phí sử dụng vốn đối với dự án.

b) Phương pháp xác định: Để xác định được tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án,

người ta thường sử dụng các phương pháp: Phương pháp thử và xử lý sai số, phương pháp nội suy hoặc có thể sử dụng máy tính tài chính hoặc bảng Excel để giải.

c) Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Khi IRR < r (chi phí sử dụng vốn) sẽ loại bỏ dự án.

- Khi IRR = r, thì tùy vào điều kiện và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp để có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án.

- Khi IRR > r , cần xem xét 2 trường hợp:

+ Nếu các dự án độc lập nhau thì các dự án đầu tư đó đều có thể được chọn.

+ Nếu các dự án thuộc loại xung khắc nhau, thì dự án được chọn chính là dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ lớn nhất.

d) Ưu nhược điểm tiêu chuẩn IRR: Các doanh nghiệp thích sử dụng tiêu chuẩn IRR vì họ cho rằng điều quan trọng phải biết được khoảng chênh lệch giữa tỷ suất doanh lợi nội bộ của một dự án đầu tư và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đây là một tiêu chuẩn an toàn cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với mức độ rủi ro của nó. Nếu dự án đầu tư có IRR bằng 25% trong khi mức bù đắp chi phí sử dụng vốn đặt ra là 12% thì đó là một mức chênh lệch lớn, có thể cho phép sửa sai lầm. Phương pháp NPV không cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp thông tin như vậy. Mặc dù vậy, tiêu chuẩn IRR lại chứa đựng một vài cạm bẫy.

Cạm bẫy 1: Vay hay cho vay? Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ - IRR cho

trường hợp dự án bình thường, tức NPV của dự án giảm dần khi lãi suất chiết khấu tăng. Và nó sẽ không đúng trong trường hợp cá biệt bởi vì không phải tất cả các dòng tiền của các dự án đầu tư đều có NPV giảm dần khi mức lãi suất chiết khấu tăng lên.

Cạm bẫy 2: Hàm số mà IRR là ẩn số là hàm đa trị khi dòng tiền thuần hàng năm

bị đổi dấu.

Cạm bẫy thứ 3: Có thể không có IRR thực.

Chúng ta đã đưa ra một số trường hợp mà IRR có thể dẫn tới kết luận sai lầm. Vậy tiêu chuẩn IRR có đáng tin cậy không? Ngược lại hoàn toàn, tiêu chuẩn IRR có một nguồn gốc rất đáng tôn trọng và tuy nó không dễ dàng sử dụng như tiêu chuẩn NPV, nhưng nếu được sử dụng đúng đắn nó sẽ giúp chúng ta có một quyết định thích hợp.

Một phần của tài liệu quản lý tài chính doanh nghiệp (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)