896
32 Tất cả những biện pháp đối đãi, an trí, chức vụ mà nhà Thanh áp dụng với di thần nhà Lê đều do vua Cao Tông chỉ đạo và quyết định, không phải là thủ đoạn của quan lại địa phương như họ vẫn tưởng lầm. Cao Tông chỉ đạo và quyết định, không phải là thủ đoạn của quan lại địa phương như họ vẫn tưởng lầm. Thanh triều đã nhận ra rằng lá bài Lê Duy Kỳ không còn có thể dùng được nữa nên hắt hủi họ rất tệ bạc, mặt khác lại sủng ái vua Quang Trung một cách khác thường.
có thể chặt nhưng tóc không thể cắt, da có thể lột nhưng áo không thể đổi” đã được ghi vào thanh sử. Dù không đồng ý về quan điểm trung quân một cách mù quáng, chúng ta không thể không cảm phục về sự cứng cỏi của ông mà chính người Tàu cũng phải kiêng nể.
Năm 1801, Lê Quýnh xin được cho đem tàn cốt vua Lê về Đồng Nai nhưng không được chấp thuận. Đến năm 1803, sau khi nhà Tây Sơn đã bị diệt, vua Gia Long đã lên ngôi, các bầy tôi của nhà Lê mới xin đem hài cốt thái hậu, vua Lê Chiêu Thống và nguyên tử (con trai đầu của Lê Chiêu Thống) về nước. Năm Giáp Tý (1804) tất cả về đến Thanh Hoa.
Lê Quýnh ở bên Tàu 16 năm, trong số 25 người không chịu khuất phục ông là người đứng đầu sổ nên khi chết được vua Gia Long đặt tên thuỵ là Trung Nghị và được thờ trong đền ở Hà Nội. Hoàng Xuân Hãn khi dịch Bắc Hành Tùng Ký đã kết luận như sau:
Thời cùng tiết nãi hiện (khi vận nước hết thì khí tiết nhân dân bèn tỏ rõ). Văn Thiên Tường đã bộc lộ một sự thật đời đời trong câu thơ bất hủ ấy. Ngày nay cũng như ngày xưa, dân ta đã tỏ cái khí tiết bất khuất đối với mọi lý tưởng vì nước, vì dân, vì tinh thần, vì tư tưởng. Sự Lê Quýnh không chịu cắt tóc, đành chịu ngục tù thật ra thì chỉ là việc mọn, nhưng nó tỏ tinh thần dân ta đời đời không chịu khuất nhục, không chịu mất dân tộc tính. Vậy đó là một giai thoại nên ghi và đáng được nhắc lại. Nếu độc giả cũng cảm thấy như thế thì chúng ta không phụ công Quýnh đã biên tập Bắc Hành Tùng Ký và tôi cũng không luống công trình bày và dịch tác phẩm ấy.33
5/ Công lao đàm phán với nhà Thanh thuộc về ai?
Bị định hình theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí và lối tường thuật của Hoa Bằng trong
Quang Trung Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc 1788-1792 (Hà Nội 1944), nhiều người trong chúng ta, kể cả người viết, vẫn tin rằng sự thắng lợi của triều đình Đại Việt trong việc đàm phán với nhà Thanh là do những thủ đoạn mang lại. Những việc đó xét cho cùng đã hạ thấp vai trò của quốc gia nói chung và Nguyễn Huệ nói riêng, coi việc giao thiệp với Thanh triều là một tập hợp những tiểu xảo trong khi đường lối ngoại giao nào cũng cần có hậu thuẫn của chính trị và quân sự. Sự nhầm lẫn đó, trong tư cách cá nhân có lẽ tác hại sẽ hạn chế nhưng nếu tiếp tục đem áp dụng trên trường quốc tế thì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.
Thực ra, cho tới đời Càn Long, Trung Hoa đã hình thành một cơ cấu chính quyền khá hoàn chỉnh, không kém gì những quốc gia tân tiến trên thế giới hiện nay. Tổ chức chính trị và quân sự của nhà Thanh rất có lớp lang và bang giao Việt Thanh cho thấy chưa bao giờ nước ta có một vị trí quan trọng như thế trong lịch sử. Nghiên cứu kỹ càng và đánh giá lại thời kỳ này để tìm lại một chỗ đứng cho triều đình Quang Trung cần nhấn mạnh vào cả hai phương diện: chính sách của Thanh triều và cách thức phản ứng của