Lựa chọn cấu trúc chiller

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều hoà không khí trung tâm nước cho tòa nhà Pacific Place (Trang 63 - 65)

L ỜI CAM Đ OAN

4.1.6 Lựa chọn cấu trúc chiller

Qua các phân tích trên ta thấy rõ là để tiết kiệm năng lượng và hệ thống

hoạt động, vận hành đơn giản ta sẽ chọn cấu trúc 2 vòng tuần hoàn cho hệ chiller và sử dụng van 2 ngảở mỗi AHU/FCU.

Đối với vòng sơ cấp ta sẽ chọn cấu trúc hệ thống bơm có ống góp (hình4.1.5.6 ). Với cấu hình này ta buộc phải chọn các chiller và bơm có cùng công suất, cùng tổn thất cột áp bởi vì các chiller, bơm này có thể hoạt động đan xen nhau và có thể mang tính dự phòng được. Hệ bơm, chiller riêng lẻ tuy có ưu điểm là có thể chọn lựa theo từng cặp chiller-bơm cùng công suất, thậm chí của các hãng khác nhau, tuy nhiên nó không có tính năng hoạt động đan xen cũng như khả năng dự phòng. Chính vì vậy mà tuổi thọ các chiller không được nâng cao. Nhưng cũng cần lưu ý đến quá trình làm việc của cặp chiller- bơm theo cấu trúc hình Hình 4.1.5.5 . Khi bắt đầu tăng tải, van cách ly isolation valve ở chiller đang hoạt động nên thực hiện chế độ tiết lưu để giảm bớt lưu lượng qua chiller đang hoạt động trước khi cặp chiller-bơm tiếp theo được tái hoạt động nhằm tránh hiện tượng giảm lưu lượng độ ngột trên chilller đang hoạt động. Ngược lại nếu van cách ly mở sau khi bơm tái hoạt động sẽ gây nên hiện tượng va đập thủy lực do chiller đang hoạt động bị tăng lưu lượng đột ngột.

Tương tự cho vòng thứ cấp ta cũng chọn hệ bơm cấp có ống góp nhằm nâng cao khả năng hoạt động đan xen cũng như tính chất dự phòng cho hệ thống. Tất nhiên là các bơm phải có cùng đặc điểm kỹ thuật về lưu lượng và cột áp.

Hình 4.18: Cách bố trí 2 vòng tuần hoàn cho hệ chiller.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều hoà không khí trung tâm nước cho tòa nhà Pacific Place (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)